Tổng hợp ngữ pháp tiếng anh cho người mất gốc. Chi tiết lộ trình, phương pháp và bài tập đi kèm
Bạn đang mất gốc tiếng anh và muốn bắt đầu lấy nền tảng từ ngữ pháp. Tuy nhiên sau khi đọc cả tá bài viết và tài liệu về ngữ pháp, bạn vẫn cảm thấy mông lung và chưa áp dụng được những gì mình học. Nếu vậy thì có lẽ bạn đang cần một sự hướng dẫn, lộ trình học ngữ pháp bài bản để có thể thực sự chinh phục được ngữ pháp Tiếng Anh cho người mất gốc. Vậy thì còn chần chừ gì nữa vì sau đây Jaxtina sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ từ kiến thức tới lộ trình, phương pháp học để bạn có thể làm chủ ngữ pháp tiếng anh.
Các chủ điểm ngữ pháp cần nắm và hướng dẫn lộ trình học chi tiết
Để có thể học ngữ pháp một cách hiệu quả, trước tiên người mất gốc cần nắm rõ những chủ điểm cần đi qua, rồi sau đó lần lượt học các chủ điểm ngữ pháp này theo thứ tự để tránh trường hợp bị ngợp kiến thức. Sau đây là các chủ điểm ngữ pháp mà Jaxtina cho là quan trọng nếu như bạn muốn lấy gốc ngữ pháp tiếng anh từ đầu.
Chủ điểm |
Các chủ đề cần nằm |
Từ loại tiếng anh |
Danh từ, động từ, tính từ, mạo từ, trạng từ, liên từ |
Các cấu trúc câu cơ bản |
Câu đơn, câu phức, câu hỏi, câu phủ định, câu so sánh |
Các thì cơ bản trong tiếng anh |
Thì hiện tại đơn, thì quá khứ đơn, thì tương lai đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì quá khứ tiếp diễn, thì tương lai tiếp diễn |
Động từ khiếm khuyết |
“can,” “could,” “will,” “would,” “shall,” “should,” “may,” “might,” và “must.” |
Như vậy, có khoảng 4 chủ đề ngữ pháp mà những ai đang mất gốc tiếng anh đều cần nằm được để có thể có được nền tảng ngữ pháp vững chắc. Để có thể làm chủ được ngữ pháp tiếng anh, hãy học lần lượt 4 chủ điểm này từ dễ tới khó theo thứ tự từ trên xuống dưới với lộ trình mà Jaxtina đưa ra sau đây:
Lộ trình học ngữ pháp tiếng Anh cho người mất gốc
Giai đoạn 1: Làm quen với các khái niệm cơ bản
- Tuần 1-2: Tìm hiểu về 8 loại từ cơ bản trong tiếng Anh (danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ, liên từ, đại từ, và các từ cảm thán).
- Tuần 3-4: Tìm hiểu về các loại câu đơn giản (câu khẳng định, câu phủ định, câu hỏi) và cách sắp xếp từ trong câu.
- Tuần 5-6: Làm quen với các thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn. Hiểu cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết của mỗi thì.
Giai đoạn 2: Đào sâu kiến thức
- Tuần 7-8: Tìm hiểu về các thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn. Luyện tập cách sử dụng các thì này trong các tình huống khác nhau.
- Tuần 9-10: Tìm hiểu về các thì tương lai đơn và tương lai gần. Luyện tập cách diễn tả các hành động sẽ xảy ra trong tương lai.
- Tuần 11-12: Tìm hiểu về động từ khiếm khuyết (can, could, may, might, must, shall, should, will, would). Luyện tập cách sử dụng các động từ này để diễn tả khả năng, sự cho phép, sự bắt buộc,…
Giai đoạn 3: Vận dụng và mở rộng
- Tuần 13-14: Luyện tập kết hợp các thì đã học để tạo thành các câu phức tạp hơn.
- Tuần 15-16: Tìm hiểu về các cấu trúc câu đặc biệt như câu điều kiện, câu bị động.
- Tuần 17-18: Luyện tập làm các bài tập ngữ pháp và đọc các văn bản đơn giản để củng cố kiến thức.
1. Từ loại trong tiếng anh
Học Anh văn cho người mất căn bản nhất định không được bỏ qua ngữ pháp bởi đây là kiến thức nền tảng. Thế nhưng, bạn không nhất thiết phải học hết các loại cấu trúc ngữ pháp trong tiếng Anh. Cụ thể, Jaxtina đã tổng hợp một số chủ điểm ngữ pháp tiếng quan trọng dành cho người mất gốc để ôn luyện tiếng Anh cơ bản dưới đây.
1.1 Chủ ngữ (Subject) và động từ (Verb)
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu về chủ ngữ (Subject) và động từ (Verb).
Chủ ngữ hoặc Subject là từ chỉ người, vật, hay ý tưởng mà câu nói hoặc câu chuyện đang đề cập đến. Chủ ngữ là “ngôi chủ động” của câu, đặt ra câu hỏi “Ai?” hoặc “Cái gì?”.
Ví dụ trong câu “She sings beautifully” (Cô ấy hát rất hay), “She” là chủ ngữ vì cô ấy là người đang thực hiện hành động hát.
Động từ,hay Verb là từ diễn tả hành động hoặc trạng thái mà chủ ngữ thực hiện. Đối với người mới học tiếng Anh, việc nhận diện động từ giúp bạn hiểu được bản chất của câu.
Ví dụ trong câu “He writes a letter” (Anh ấy viết một bức thư), “writes” là động từ, diễn đạt hành động của chủ ngữ “He”.
Người mất gốc cần tập trung vào việc học những khái niệm cơ bản này để phân biệt đâu là chủ ngữ, đâu là động từ trong câu. Giờ thì bạn hãy thử xác định và chủ ngữ của các câu dưới đây nhé:
Chủ ngữ + Động từ:
- She sings. (Cô ấy hát)
- They play football. (Họ chơi bóng đá)
Chủ ngữ + Động từ + Đối tượng:
- He’s reading book. (Anh ấy đang đọc cuốn sách)
- We write emails. (Chúng tôi viết thư điện tử)
1.2 Danh từ (Noun)
Danh từ hay Noun là từ chỉ người, vật, đồ vật, ý tưởng, hoặc một loại hành động. Chúng ta sử dụng danh từ để đặt tên và xác định các đối tượng trong câu.
Ví dụ, trong câu “The cat is on the table” (Con mèo đang ở trên bàn), “cat” và “table” là hai danh từ. “Cat” là danh từ chỉ con vật, còn “table” là danh từ chỉ đồ vật.
Thông qua việc nhận diện và hiểu ý nghĩa của các danh từ, người học có thể tạo ra những câu nói đơn giản nhưng có nghĩa. Bên cạnh đó, người mất gốc nên nắm rõ cách nhận biết các loại danh từ sau:
Danh từ đơn:
Danh từ số nhiều:
- Oranges (Những quả cam)
- Sisters (Các chị em)
Danh từ xác định:
- The car (Chiếc xe ô tô)
- The teacher (Người giáo viên)
Danh từ không xác định:
- A pear (Một quả lê)
- An apple (Một quả táo)
1.3 Mạo từ (Article)
Mạo từ hay Article là một phần quan trọng trong ngữ pháp Tiếng Anh cho người mất gốc giúp xác định xem chúng ta đang nói về một hay nhiều đối tượng, và liệu chúng ta có đang nói về một đối tượng cụ thể hay không. Xác định đúng mạo từ giúp bạn tránh trường hợp “ông nói gà, bà nói vịt”.
Có hai loại mạo từ chính là “a/ an” và “the”.
- Mạo từ xác định “the”: Sử dụng khi nói về một đối tượng cụ thể mà người nghe hay đọc đã biết.
Ví dụ: “I saw the movie yesterday.” (Tôi đã xem bộ phim ngày hôm qua.) – “The movie” chỉ đến một bộ phim cụ thể.
- Mạo từ không xác định “a/an”: Sử dụng khi chúng ta muốn nói về một đối tượng không xác định, không cụ thể.
Ví dụ: “I bought a book.” (Tôi đã mua một cuốn sách.) – “A book” chỉ đến một cuốn sách nào đó, không cụ thể.
Thêm một số cấu trúc và ví dụ minh họa để bạn dễ hiểu hơn:
Mạo từ “a” dùng khi từ đứng trước là một danh từ bắt đầu bằng phụ âm:
- a cat (một con mèo)
- a book (một cuốn sách)
Mạo từ “an” dùng khi từ đứng trước là một danh từ bắt đầu bằng nguyên âm:
- an apple (một quả táo)
- an umbrella (một cái ô)
1.4 Tính từ (Adjective)
Giống như Tiếng Việt, tính từ (Adjective) là những từ dùng để mô tả hoặc bổ nghĩa cho danh từ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về đặc điểm, tính chất của đối tượng đó là như thế nào. Đối với những học viên mới học Tiếng Anh, sử dụng linh hoạt các tính từ khi giao tiếp thường được chấm điểm khá cao. Bạn có thể luyện tập bằng cách thử miêu tả sự vật, sự việc xung quanh bạn ngay bây giờ.
Dưới đây là một số cấu trúc và ví dụ minh họa về tính từ:
Tính từ mô tả hình dạng:
- fresh (đẹp): a fresh garden (một khu vườn xanh mát)
- round (tròn): a round table (một cái bàn tròn)
Tính từ mô tả màu sắc:
- blue (xanh): a blue sky (một bầu trời xanh)
- red (đỏ): a red car (một chiếc xe đỏ)
Tính từ mô tả kích thước:
- small (nhỏ): a small house (một ngôi nhà nhỏ)
- large (lớn): a large tree (một cái cây lớn)
Tính từ mô tả tính cách:
- friendly (thân thiện): a friendly girl (một cô gái thân thiện)
- intelligent (thông minh): an intelligent student (một học sinh thông minh)
1.5 Trạng từ (Adverb)
Trạng từ là một từ loại rất quan trọng trong tiếng Anh. Trạng từ được dùng để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ, cụm từ hoặc câu. Trạng từ có thể chỉ thời gian, nơi chốn, cách thức, mức độ, tần suất, lý do hoặc ý kiến.
Cấu trúc của trạng từ thường là:
- Động từ + trạng từ
- Tính từ + trạng từ
- Trạng từ + trạng từ
- Trạng từ + câu
Ví dụ:
- She sings beautifully. (Cô ấy hát hay.)
- He is very smart. (Anh ấy rất thông minh.)
- They often go to the cinema. (Họ thường đi xem phim.)
- Fortunately, he arrived on time. (May mắn thay, anh ấy đến đúng giờ.)
1.6 Liên từ (Conjunction)
Tiếp theo, liên từ là những từ dùng để kết nối các từ, cụm từ, hay mệnh đề trong câu, giúp tạo ra mối quan hệ giữa chúng. Việc sử dụng liên từ một cách chính xác giúp câu trở nên rõ ràng và logic, tăng cường khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.
Dưới đây là một số cấu trúc và ví dụ minh họa về liên từ:
- Liên từ kết hợp các câu đơn thành câu phức:
and (và): She likes coffee, and he prefers tea. (Cô ấy thích cà phê, và anh ấy thích trà)
- Liên từ diễn đạt sự tương phản:
but (nhưng): It’s raining, but we can still go for a walk. (Đang mưa, nhưng chúng ta vẫn có thể đi dạo)
Liên từ diễn đạt sự kết hợp hay theo thứ tự:
first, second, third (đầu tiên, thứ hai, thứ ba): First, prepare the ingredients; second, mix them well; third, bake in the oven. (Đầu tiên, chuẩn bị nguyên liệu; thứ hai, trộn chúng đều; thứ ba, nướng trong lò)
- Liên từ kết hợp các ý tưởng:
furthermore (hơn nữa): She is not only talented but furthermore hardworking. (Cô ấy không chỉ tài năng mà còn làm việc chăm chỉ)
1.6 Liên từ (Conjunction)
Tiếp theo, liên từ là những từ dùng để kết nối các từ, cụm từ, hay mệnh đề trong câu, giúp tạo ra mối quan hệ giữa chúng. Việc sử dụng liên từ một cách chính xác giúp câu trở nên rõ ràng và logic, tăng cường khả năng diễn đạt của ngôn ngữ.
Dưới đây là một số cấu trúc và ví dụ minh họa về liên từ:
- Liên từ kết hợp các câu đơn thành câu phức:
and (và): She likes coffee, and he prefers tea. (Cô ấy thích cà phê, và anh ấy thích trà)
- Liên từ diễn đạt sự tương phản:
but (nhưng): It’s raining, but we can still go for a walk. (Đang mưa, nhưng chúng ta vẫn có thể đi dạo)
Liên từ diễn đạt sự kết hợp hay theo thứ tự:
first, second, third (đầu tiên, thứ hai, thứ ba): First, prepare the ingredients; second, mix them well; third, bake in the oven. (Đầu tiên, chuẩn bị nguyên liệu; thứ hai, trộn chúng đều; thứ ba, nướng trong lò)
- Liên từ kết hợp các ý tưởng:
furthermore (hơn nữa): She is not only talented but furthermore hardworking. (Cô ấy không chỉ tài năng mà còn làm việc chăm chỉ)
2. Cấu trúc câu (Sentence structure)
Chủ điểm ngữ pháp quan trọng cuối cùng khi học tiếng Anh cho người mất gốc đó là các loại cấu trúc câu. Trong Tiếng Anh, có những sentence structure phổ biến sau:
- Câu đơn (Simple sentence): Cấu trúc: Subject + Verb.
Ví dụ: She reads books. (Cô ấy đọc sách.)
- Câu phức (Complex sentence): Cấu trúc: Main clause + Subordinate clause.
Ví dụ: Although it was raining, they went for a walk. (Mặc dù trời đang mưa, họ đi dạo.)
- Câu hỏi (Question sentence): Cấu trúc: Question word/Phrase + Auxiliary verb + Subject + Main verb.
Ví dụ: Where did you go yesterday? (Bạn đã đi đâu hôm qua?)
- Câu phủ định (Negative sentence): Cấu trúc: Subject + Auxiliary verb + Not + Main verb.
Ví dụ: She does not like coffee. (Cô ấy không thích cà phê.)
- Câu so sánh (Comparative sentence): Cấu trúc: Subject + Verb + Comparative adjective + Than + Object.
Ví dụ: This book is more interesting than that one. (Cuốn sách này thú vị hơn cuốn kia.)
3. Các thì cơ bản(Tense)
Trong 9 điểm ngữ pháp Tiếng Anh cho người mất gốc phải học, “Thì” (tense) là chủ điểm ngữ pháp quan trọng nhất. Trong Tiếng Anh có 12 thì chính, nhưng để làm quen, bạn chỉ cần nắm vững 6 thì cơ bản dưới đây:
Loại thì |
Cách dùng |
Hiện tại đơn (Present Simple)
S + V_s,es |
Sử dụng để diễn đạt sự kiện diễn ra thường xuyên, chân lý hoặc một thói quen.
Ví dụ: I work in an office. (Tôi làm việc ở một văn phòng)
Dấu hiệu nhận biết: “-s, es”, always, usually, often, every, each,… |
Quá khứ đơn (Past Simple)
S + V_ed, PP |
Sử dụng để diễn đạt sự kiện đã xảy ra ở một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
Ví dụ: She visited London last year. (Cô ấy đã thăm London năm ngoái)
Dấu hiệu nhận biết: “-ed”, yesterday, ago, last,… |
Tương lai đơn (Future Simple)
S + will + V |
Sử dụng để diễn đạt sự kiện sẽ xảy ra ở một thời điểm tương lai.
Ví dụ: We will have a meeting tomorrow. (Chúng ta sẽ có một cuộc họp vào ngày mai)
Dấu hiệu nhận biết: will, shall, tomorrow, next,… |
Hiện tại tiếp diễn (Present Continuous)
S + am/is/are + V_ing |
Sử dụng để diễn đạt sự kiện đang xảy ra tại một thời điểm nhất định trong hiện tại.
Ví dụ: They are watching a movie now. (Họ đang xem phim bây giờ)
Dấu hiệu nhận biết: “am/is/are + -ing”, now, at the moment, right now,… |
Hiện tại Hoàn thành (Present Perfect)
S + have/has + V_PP |
Diễn đạt về hành động đã xảy ra trong quá khứ và có ảnh hưởng đến hiện tại
Ví dụ: She has lived in London for five years. (Cô ấy đã sống ở London trong năm năm)
Dấu hiệu nhận biết: for, since, already, yet, ever, recently,… |
Quá khứ tiếp diễn (Past Continuous)
S + was/were + V_ing |
Sử dụng để diễn đạt sự kiện đang xảy ra tại một thời điểm cụ thể trong quá khứ.
Ví dụ: At 8 PM tomorrow, I will be working. (Vào lúc 8 giờ tối ngày mai, tôi sẽ đang làm việc)
Dấu hiệu nhận biết: “was/were + -ing”, at that time, while, when,… |
4. Động từ khiếm khuyết (Modal verb)
Động từ khiếm khuyết, còn được gọi là “Modal verbs,” là một nhóm từ chuyển đổi ý nghĩa của động từ chính trong câu. Những từ này thường đi kèm với động từ chính và thể hiện khả năng, ý chí, lời mời, hoặc ý kiến cá nhân. Các động từ khiếm khuyết phổ biến bao gồm “can,” “could,” “will,” “would,” “shall,” “should,” “may,” “might,” và “must.”
Ví dụ:
- She can speak Spanish fluently. (Cô ấy có thể nói tiếng Tây Ban Nha lưu loát.)
- They should not disturb you. (Họ không nên làm phiền bạn.)
- Can you help me? (Bạn có thể giúp tôi không?)
5. Cách học ngữ pháp tiếng Anh cho người mất gốc
Bạn đã biết rõ mình cần học những gì chưa? Giờ thì cùng nhà Jaxtina khám phá các cách học ngữ pháp Tiếng Anh tốt nhất cho người mất gốc quả trong phần tiếp theo nhé!
5.1 Học từ gốc đến ngọn
Học ngữ pháp tiếng Anh có thể trở nên phức tạp, đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu hoặc người mất gốc. Tuy nhiên, nếu có cách học ngữ pháp Tiếng Anh cho người mất gốc đúng đắn, bạn sẽ nhanh chóng thành thạo sử dụng ngữ pháp. Đầu tiên, bạn cần học từ gốc đến ngọn.
Bắt đầu từ những khái niệm ngữ pháp cơ bản như chủ ngữ (subject), động từ (verb), danh từ (noun), tính từ (adjective), và liên từ (conjunction). Chia ngữ pháp thành các chủ đề cụ thể như thì, câu điều kiện, danh từ định, hay động từ khiếm khuyết. Tập trung học từng chủ đề một cách khoa học giúp bạn không bị nhầm lẫn.
5.2 Luyện tập thường xuyên
“Học đi đôi với hành”, bạn không thể chỉ học lý thuyết suông mà quên luyện tập. Định hướng một kế hoạch luyện tập cụ thể và dành thời gian để ôn luyện từng điểm ngữ pháp. Nếu có phần nào khó, bạn có thể tìm thêm về các bài viết của Jaxtina để hiểu rõ hơn nè!
5.3 Áp dụng vào thực tế
Nhiều bạn học viên sợ nói sai ngữ pháp khi đang trong một cuộc trò chuyện. Điều này làm cản trở rất nhiều đến thành quả của bạn đó. Bạn đã dành rất nhiều thời gian để nhuần nhuyễn từng chủ đề mà giờ lại vì không tự tin mà bỏ phí quãng thời gian học tập vất vả đó sao? Hãy mạnh dạn nói và hỏi người đối diện mình nói như vậy đã đúng hay chưa, cần cải thiện ở điểm nào nhé.
Có Lẽ Bạn Sẽ Cần: 1000 từ tiếng Anh thông dụng cho người mất gốc
6. Bài tập ngữ pháp tiếng Anh cơ bản cho người mất gốc
- You __________ attend the meeting if you don’t want to.
- mustn’t
- needn’t
- shouldn’t
- wouldn’t
- Hoàn thành câu sau với dạng đúng của động từ trong ngoặc:
If I __________ (have) more time, I __________ (visit) the museum.
- Chọn liên từ phù hợp để nối các câu:
She studied hard; __________, she passed the exam.
- so
- but
- because
- although
- Đặt lại câu sau sao cho nghĩa không thay đổi:
“He didn’t finish the project on time.” (Rewrite using “fail to”)
- Chọn từ phù hợp để điền vào chỗ trống:
I bought a __________ yesterday.
- new beautiful car
- beautiful new car
- car new beautiful
- beautiful car new
- Chọn động từ đúng ở dạng quá khứ tiếp diễn:
While they __________ (have) dinner, the phone __________ (ring).
- Hoàn thành câu so sánh sau:
This book is __________ (interesting) than the one I read last week.
- Chọn tính từ phù hợp để mô tả hình ảnh:
The sunset was absolutely __________.
- beautiful
- beauty
- beautifully
- beautify
- Chọn đáp án là câu hoàn chỉnh:
- Despite the rain.
- Running to catch the bus.
- Although she was tired, she kept going.
Câu Hỏi 10: Hoàn thành câu sau với động từ đúng ở dạng thì hiện tại tiếp diễn:
They __________ (play) tennis at the moment.
Xem đáp án
- b. needn’t
- had, would visit
- a. so
- “He failed to finish the project on time.”
- b. beautiful new car
- were having, rang
- more interesting
- a. beautiful
- c. Although she was tired, she kept going.
- are playing
7. Một số nguồn học tiếng anh cho người mất gốc hiệu quả
Bên cạnh việc nắm được những chủ điểm ngữ pháp quan trọng cần học, bạn cũng cần chọn lọc tài liệu học tiếng Anh cho người mất gốc. Sử dụng kết hợp sách giấy và các ứng dụng trực tuyến sẽ giúp bạn đẩy nhanh hiệu quả học tập. Dưới đây là một số gợi ý hữu ích cho bạn:
Đồng thời, Jaxtina xin gửi tới các bạn series video về ngữ pháp dành cho người mới bắt đầu trên kênh youtube học tiếng anh cùng Jaxtina:
Cách Dùng Thị Hiện Tại Tiếp Diễn – Ngữ pháp tiếng Anh cơ bản #2
Ngữ pháp Tiếng Anh cho người mất gốc không quá khó phải không? Chỉ có 4 chủ điểm cần ghi nhớ, thật đơn giản và dễ dàng để bạn chinh phục được Tiếng Anh. Nếu bạn muốn có người hướng dẫn trong sự nghiệp học tiếng, hãy liên lạc với Jaxtina để được hỗ trợ kịp thời nhé!
Các Bài Viết Hữu Ích Khác:
Hiện đang giữ vị trí Giám đốc Học thuật tại Hệ thống Anh ngữ Jaxtina. Cô tốt nghiệp thạc sĩ giảng dạy ngôn ngữ Anh tại Đại học Victoria. Cô sở hữu bằng MTESOL, chứng chỉ IELTS (9.0 Listening) với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh và quản lý giáo dục hiệu quả tại nhiều tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. Đồng thời cô cũng được biết đến là tác giả cuốn sách song ngữ "Solar System".