Summary là gì? Cách viết tóm tắt văn bản tiếng Anh nhanh, chuẩn
Bá Đỗ Thế
Summary là gì? Cách viết tóm tắt văn bản tiếng Anh nhanh, chuẩn
22.11.2023 25 phút đọc 346 xem

Có rất nhiều bạn trở nên lúng túng khi gặp phải một văn bản dài, do có quá nhiều thông tin cần lưu ý. Lúc này chính là lúc bạn cần dùng đến kỹ năng tóm tắt văn bản tiếng anh (summary paragraph), nó sẽ giúp bạn nắm được những thông tin chính một cách hiệu quả. Summary có tác dụng thần kỳ như vậy nhưng không phải những ai đang học Tiếng Anh cũng biết cách viết một bài tóm tắt một cách hiệu quả. Do đó, trong bài viết hôm nay Jaxtina sẽ gửi đến các bạn các để viết bài tóm tắt (summary) cho một văn bản dài. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu Summary là gì nhé!

1. Summary là gì?

Summary có nghĩa là bản tóm tắt. Hiểu một cách đơn giản summary paragraph là ghi lại những ý chính của một đoạn văn, bài báo, hay thậm chí là những gì bạn nghe được bằng ngôn ngữ của chính bạn.

Lưu ý: Summary sẽ loại bỏ những chi tiết, giải thích, hoặc đôi khi là ví dụ, chỉ giữ lại những điều cốt lõi nhất.

- Tại sao cần tóm tắt (summarize): tóm tắt được sử dụng không chỉ trong học tập mà còn được áp dụng mọi lúc, mọi nơi. Nó giúp bạn hiểu được đại ý toàn bài một cách nhanh chóng, còn có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc, giúp bạn ôn tập dễ dàng hơn.

Ví dụ, bạn đọc được một câu chuyện rất hay nhưng rất dài, và bạn muốn kể lại nó cho bạn bè nghe mà không có nhiều thời gian. Giải pháp ở đây là bạn tóm tắt nội dung chính của câu chuyện, vậy các bước tóm tắt như thế nào?

Đọc Thêm: Mẹo học Tiếng Anh hiệu quả

2. Cách viết summary paragraph (tóm tắt đoạn văn tiếng Anh)

Bước 1: Đọc và chia văn bản thành nhiều phần

Khá dễ dàng khi tóm tắt một đoạn văn hoặc một văn bản ngắn, nhưng đối với một văn bản dài việc chia phần vô cùng quan trọng. Bạn nên đọc văn bản theo từng đoạn, nó sẽ giúp bạn có cảm giác giảm lượng chữ hơn là việc đọc một văn bản dài ngoằng không hồi kết.

Bước đọc và chia phần cho văn bản là bước đệm giúp bạn viết một bài tóm tắt hay và chính xác. Bạn đọc văn bản càng kỹ thì bạn càng nắm chắc nội dung từ ý chính đến ý phụ.

Lưu ý: Hầu hết các văn bản, dù là dài hay ngắn đều có ba phần chính
+ Mở đầu, giới thiệu
+ Phần nội dung chính: phần này bao gồm nhiều luận điểm, luận cứ
+ Phần tổng kết 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Intensive Reading là gì?

Bước 2: Gạch các ý chính trong văn bản

Bạn có thể xác định ý chính bằng cách chú ý các liên từ: First, Second, Third, Next, In addition, Moreover, ... Hoặc chú ý các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong văn bản.

Bước 3: Viết tóm tắt

Sau khi qua đủ 2 bước trên thì bây giờ bạn có thể tiến hành viết bài tóm tắt của mình rồi.

 Lưu ý:
- Nên sử dụng từ ngữ của chính bạn, tránh việc copy hoặc chỉ sắp xếp lại một cách máy móc.
- Một mẹo hay ở đây là bạn có thể đặt văn bản gốc sang một bên, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nó, mà hãy dùng những ý mình nhớ được để viết summary.
- Sau khi viết xong bạn hãy so sánh lại với văn bản gốc để xem bạn đã viết đủ ý chính chưa, cần bổ sung gì không.
- Khi viết summary không nên chú ý vào chi tiết, phân tích, giải thích.

Tìm Hiểu Thêm: Phương pháp Take note Tiếng Anh

3. Luyện tập viết tóm tắt văn bản tiếng Anh

Practice 1. Fill in the gaps to complete the summary. (Điền vào chỗ trống để hoàn thành bài tóm tắt.)

Are people less happy or more happy the older they get? If you answered more happy, then you were right, based on a study published two years ago. It found that people generally become happier and experience less worry after age fifty. In fact, it found that by the age of eighty-five, people are happier with their life than they were at eighteen. The findings came from a Gallup survey of more than three hundred forty thousand adults in the United States in two thousand eight. At that time, the people were between the ages of eighteen and eighty-five. Arthur Stone in the Department of Psychiatry and Behavioral Science at Stony Brook University in New York led the study. His team found that levels of stress were highest among adults between the ages of twenty-two and twenty-five. Stress levels dropped sharply after people reached their fifties. Happiness was highest among the youngest adults and those in their early seventies. But the people least likely to report feeling negative emotions were those in their seventies and eighties. The survey also found that men and women have similar emotional patterns as they grow older. However, women at all ages reported more sadness, stress and worry than men did. The researchers also considered possible influences like having young children, being unemployed or being single. But they found that influences like these did not affect the levels of happiness and well-being related to age. So why would happiness increase with age? One theory is that, as people get older, they become more thankful for what they have and have better control of their emotions. They also spend less time thinking about bad experiences. The findings appeared in the Proceedings of the National Academy of Sciences. Happiness is not the only thing that apparently improves with age. In a study published this year, people in their eighties reported the fewest problems with the quality of their sleep. Researchers surveyed more than one hundred fifty thousand American adults. The study, led by Michael Grandner at the University of Pennsylvania, appeared in the journal Sleep. The original goal was to confirm the popular belief that aging is connected with increased sleep problems. The survey did find an increase during middle age, especially in women. But except for that, people reported that they felt their sleep quality improved as they got older.

(What is the relationship between age and happiness- VOA Learning English)

Summary:

- The study found that people become happier and less worried after the age of (1) ________.

- Researchers found that the highest stressed level is between the ages of (2) ________and (3) ________. And being less stressed when they reach the age of fifty.

- The survey also expressed that the older people are, the more (4) ________ men and women are in emotional patterns.

- The reason: When getting older, people will be more (5) ________ for what they have and they can control their emotions well.

- Another result of the study is that people in the ages of the (6) _______ get fewer problems in their sleeping.

Xem đáp án
  1. fifty
  2. twenty-two
  3. twenty-five
  4. similar
  5. thankful
  6. eighties
Xem dịch nghĩa

Mọi người cảm thấy ít hạnh phúc hay hạnh phúc hơn khi họ già đi? Nếu bạn trả lời là hạnh phúc hơn, thì bạn đã đúng, dựa trên một nghiên cứu được công bố cách đây hai năm. Nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người thường trở nên hạnh phúc hơn và ít lo lắng hơn sau năm mươi tuổi. Trên thực tế, người ta thấy rằng ở tuổi 85, con người hạnh phúc với cuộc sống của họ hơn là ở tuổi mười tám. Những phát hiện này đến từ một cuộc khảo sát của Gallup với hơn 340 nghìn người trưởng thành ở Hoa Kỳ vào năm 2008 trong độ tuổi từ mười tám đến tám mươi lăm. Arthur Stone tại Khoa Tâm thần và Khoa học Hành vi tại Đại học Stony Brook ở New York đã dẫn đầu cuộc nghiên cứu. Nhóm của ông phát hiện ra rằng người trưởng thành gặp nhiều căng thẳng nhất trong độ tuổi từ 22 đến 25. Mức độ căng thẳng giảm mạnh sau khi mọi người bước qua tuổi ngũ tuần. Những người rất trẻ và những người ở độ tuổi ngoài bảy mươi có độ hạnh phúc cao nhất. Theo báo cáo những người ít có cảm giác tiêu cực nhất là những người ở độ tuổi bảy mươi và tám mươi. Cuộc khảo sát cũng cho thấy đàn ông và phụ nữ có những kiểu cảm xúc giống nhau khi họ dần già đi. Tuy nhiên, phụ nữ ở mọi lứa tuổi cho biết họ buồn bã, căng thẳng và lo lắng hơn nam giới. Các nhà nghiên cứu cũng xem xét những ảnh hưởng có thể có như có con nhỏ, thất nghiệp hoặc độc thân. Nhưng họ phát hiện ra rằng những ảnh hưởng như thế này không ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc và hạnh phúc có liên quan đến tuổi tác. Vậy tại sao hạnh phúc lại tăng theo tuổi tác? Một giả thuyết cho rằng, khi con người già đi, họ trở nên biết ơn những gì họ có và kiểm soát cảm xúc của họ tốt hơn. Họ cũng dành ít thời gian hơn để nghĩ về những trải nghiệm tồi tệ. Các phát hiện đã xuất hiện trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. Hạnh phúc không phải là thứ duy nhất được cải thiện theo tuổi tác. Trong một nghiên cứu được công bố năm nay cho thấy những người ở độ tuổi tám mươi ít gặp vấn đề về chất lượng giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 150 nghìn người Mỹ trưởng thành. Nghiên cứu do Michael Grandner tại Đại học Pennsylvania dẫn đầu đã xuất hiện trên tạp chí Sleep. Mục tiêu ban đầu là xác nhận ý kiến phổ biến rằng lão hóa có liên quan đến việc gia tăng các vấn đề về giấc ngủ. Cuộc khảo sát đã phát hiện ra sự gia tăng ở tuổi trung niên, đặc biệt là ở phụ nữ. Nhưng ngoại trừ điều đó, mọi người báo cáo rằng họ cảm thấy chất lượng giấc ngủ của họ được cải thiện khi họ già đi.

Practice 2. Let’s try to write a summary. (Viết bài tóm tắt)

Water is virtually everywhere, from soil moisture and ice caps, to the cells inside our own bodies. Depending on factors like location, fat index, age, and sex, the average human is between 55-60% water. At birth, human babies are even wetter. Being 75% water, they are swimmingly similar to fish. But their water composition drops to 65% by their first birthday. So what role does water play in our bodies, and how much do we actually need to drink to stay healthy? The H20 in our bodies works to cushion and lubricate joints, regulate temperature, and to nourish the brain and spinal cord. Water isn't only in our blood. An adult's brain and heart are almost three-quarters water. That's roughly equivalent to the amount of moisture in a banana. Lungs are more similar to an apple at 83%. And even seemingly dry human bones are 31% water. If we are essentially made of water, and surrounded by water, why do we still need to drink so much? Well, each day we lose two to three liters through our sweat, urine, and bowel movements, and even just from breathing. While these functions are essential to our survival, we need to compensate for the fluid loss. Maintaining a balanced water level is essential to avoid dehydration or overhydration, both of which can have devastating effects on overall health. At first detection of low water levels, sensory receptors in the brain's hypothalamus signal the release of antidiuretic hormone. When it reaches the kidneys, it creates aquaporins, special channels that enable blood to absorb and retain more water, leading to concentrated, dark urine. Increased dehydration can cause notable drops in energy, mood, skin moisture, and blood pressure, as well as signs of cognitive impairment. A dehydrated brain works harder to accomplish the same amount as a normal brain, and it even temporarily shrinks because of its lack of water. Overhydration, or hyponatremia, is usually caused by overconsumption of water in a short amount of time. Athletes are often the victims of over-hydration because of complications in regulating water levels in extreme physical conditions. Whereas the dehydrated brain amps up the production of antidiuretic hormone, the over-hydrated brain slows, or even stops, releasing it into the blood. Sodium electrolytes in the body become diluted, causing cells to swell. In severe cases, the kidneys can't keep up with the resulting volumes of dilute urine. Water intoxication then occurs, possibly causing headache, vomiting, and, in rare instances, seizures or death. But that's a pretty extreme situation. On a normal, day-to-day basis, maintaining a well-hydrated system is easy to manage for those of us fortunate enough to have access to clean drinking water. For a long time, conventional wisdom said that we should drink eight glasses a day. That estimate has since been fine-tuned. Now, the consensus is that the amount of water we need to imbibe depends largely on our weight and environment. The recommended daily intake varies from between 2.5-3.7 liters of water for men, and about 2-2.7 liters for women, a range that is pushed up or down if we are healthy, active, old, or overheating. While water is the healthiest hydrator, other beverages, even those with caffeine like coffee or tea, replenish fluids as well. And water within food makes up about a fifth of our daily H20 intake. Fruits and vegetables like strawberries, cucumbers, and even broccoli are over 90% water, and can supplement liquid intake while providing valuable nutrients and fiber. Drinking well might also have various long-term benefits. Studies have shown that optimal hydration can lower the chance of stroke, help manage diabetes, and potentially reduce the risk of certain types of cancer. No matter what, getting the right amount of liquid makes a world of difference in how you'll feel, think, and function.

(What would happen if you didn’t drink water - Mia Nacamulli)

Suggested summary

  • People depend on the water at birth.
  • Water is everywhere in our body: brain, heart, lungs, or even dry human bones.
  • Why we need to drink water:
    + Water is essential for our survival
    + We lose about 2-3 liters of water per day through sweat, urine, bowel movements.
    + Loss of water can cause dehydration or overhydration.
  • What happens if we lack water:
    + Brain works harder
    + In severe cases, the kidney cannot work properly.
  • What happens if we drink too much water suddenly:
    + It causes overhydration, or hyponatremia
    + Water intoxication can cause headaches, vomiting, or even death.
  • Recommended daily intake of water: 2.5 to 3.7 for men, 2-2.7 for women.
Xem dịch nghĩa

Nước có mặt ở khắp mọi nơi, từ đất, băng, đến các tế bào trong cơ thể chúng ta. Dựa vào các yếu tố như vị trí, hàm lượng mỡ, tuổi tác, và giới tính, một cơ thể bình thường có khoảng 55 - 60% là nước. Khi mới sinh ra, trẻ em thậm chí còn chứa nhiều nước hơn. Chúng có cấu tạo giống như cá khi nước chiếm 75% trọng lượng cơ thể. Hàm lượng nước trong cơ thể trẻ giảm xuống còn 65% khi chúng một tuổi. Vậy nước đóng vai trò gì trong cơ thể chúng ta, và ta thực sự cần uống bao nhiêu nước để luôn khỏe mạnh? Phân tử H2O trong cơ thể bôi trơn và làm đệm đỡ cho các khớp, điều hòa nhiệt độ, nuôi dưỡng bộ não cũng như tủy sống. Nước không chỉ có trong máu. Não và tim của một người lớn chứa 3/4 là nước, tương đương với lượng độ ẩm có trong một quả chuối. Phổi thì giống táo hơn, với 83% là nước. Thậm chí, xương cũng có đến 31% là nước. Về cơ bản, nếu đã được cấu tạo từ nước và bao bọc trong nước, tại sao ta vẫn cần uống nước nhiều đến vậy? Mỗi ngày, ta mất từ 2 đến 3 lít nước, thông qua việc mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện, thậm chí là thở. Vì những chức năng này rất cần thiết để con người tồn tại, chúng ta cần bù lại lượng nước đã mất. Chúng ta cần duy trì lượng nước cân bằng để tránh mất hoặc dư thừa nước, vì cả hai đều có thể gây tác động nghiêm trọng tới cơ thể. Ngay khi phát hiện tình trạng thiếu nước, các thụ thể cảm giác vùng dưới đồi của não sẽ gửi tín hiệu giải phóng hoóc-môn chống bài niệu. Khi đến thận, chúng sẽ tạo ra aquaporin, những kênh đặc biệt cho phép máu hấp thụ và giữ lại nhiều nước hơn, dẫn đến tình trạng nước tiểu đặc và tối màu. Sự thiếu nước trầm trọng có thể gây thiếu hụt năng lượng, tâm trạng không tốt, da khô, giảm huyết áp, và các dấu hiệu suy giảm nhận thức. Bộ não thiếu nước làm việc vất vả hơn để hoàn thành cùng khối lượng công việc so với bộ não thông thường, thậm chí, có thể tạm thời co lại do thiếu nước. Sự dư thừa nước xảy ra khi ta uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn. Các vận động viên thường là nạn nhân của tình trạng này, do rất khó để kiểm soát lượng nước khi cơ thể hoạt động ở cường độ cao. Nếu bộ não thiếu nước kích thích sản xuất hormone chống bài niệu, thì não ngập úng trì hoãn, thậm chí ngừng giải phóng hormone vào máu. Chất điện giải Natri loãng đi khiến các tế bào phồng lên. Ở những ca nặng, khi thận không thể bài tiết kịp lượng nước tiểu loãng, tình trạng nhiễm độc nước sẽ xảy ra, có thể gây đau đầu, nôn mửa, thậm chí co giật hoặc tử vong trong một số trường hợp. Nhưng điều này rất hiếm hoi. Trong cuộc sống thường ngày, khá dễ dàng để duy trì một cơ thể đủ nước với ai may mắn tiếp cận được nguồn nước sạch. Từ lâu, người ta đã khuyên nên uống khoảng 8 cốc nước/ ngày. Định lượng này đã được điều chỉnh. Ngày nay, người ta cho rằng lượng nước cần uống mỗi ngày phụ thuộc phần lớn vào trọng lượng cơ thể và môi trường. Nam giới nên uống 2.5 - 3.7 lít nước mỗi ngày, và nữ giới khoảng 2 - 2.7, con số này có thể cao hoặc thấp hơn nếu ta khỏe mạnh, năng động, có tuổi, hay nóng bức. Nếu nước là thức giải khát lành mạnh nhất, các đồ uống khác dù chứa ca-phê-in như cà phê hay trà, cũng có thể bổ sung nước cho cơ thể. Nước trong thức ăn chiếm khoảng 1/5 lượng H20 ta hấp thụ mỗi ngày. Các loại rau quả như dâu tây, dưa chuột, hay bông cải xanh có chứa hơn 90% là nước. Chúng có thể cung cấp đồng thời nước, dưỡng chất và chất xơ. Uống đủ nước đem lại những lợi ích lâu dài. Nghiên cứu chỉ ra rằng uống đủ nước giúp giảm nguy cơ đột quỵ, kiểm soát bệnh tiểu đường, và giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Nhìn chung, việc uống đủ nước tạo ra một khác biệt lớn trong cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, và hoạt động mỗi ngày.

Trên đây, Jaxtina vừa cùng bạn tìm hiểu cách viết summary paragraph và một số tips cần biết khi tóm tắt văn bản tiếng Anh. Jaxtina mong rằng bạn có thể rút ra những điều bổ ích thông qua bài viết để hoàn thiện kỹ năng viết của mình hơn nhé.

Đọc Tiếp:

[custom_author][/custom_author]

Bá Đỗ Thế
Tôi là Đỗ Thế Bá, phụ trách Google Ads và Marketing Automation. Tôi đảm nhiệm việc quản lý các chiến dịch quảng cáo trên Google, tối ưu hiệu suất và đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, tôi cũng triển khai các giải pháp tự động hóa marketing, giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng. Tôi có 7 năm kinh nghiệm làm việc tại Jaxtina, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng công ty, và có rất nhiều câu chuyện để kể.
Xem tác giả
Share This Article
Bài cùng chuyên mục
Xem thêm
24.06.2024 11 phút đọc 186 xem
Jaxtina Thuỷ
27.03.2024 43 phút đọc 84 xem
Bá Đỗ Thế
26.03.2024 11 phút đọc 43 xem
Thầy Dương Khánh Duy