Cách Chinh Phục Dạng Bài Multiple Choice Trong Phần Bài Đọc
Một trong những dạng bài tập trong phần “Reading” khiến nhiều bạn hay mắc lỗi là dạng bài “Multiple choice“. Đây là dạng bài tập trắc nghiệm không còn quá xa lạ với chúng ta nữa vì nó hay xuất hiện trong các bài tập phần Đọc tiếng Anh. Do đó hôm nay Jaxtina sẽ giới thiệu cho các bạn về dạng bài “Multiple choice” trong phần Đọc và cách chinh phục những bài tập này một cách dễ dàng qua bài viết chia sẻ cách luyện thi IELTS dưới đây nhé!
Nội dung bài viết
I. Giới thiệu về dạng bài Multiple choice trong bài Đọc
Đây là một dạng bài trắc nghiệm lựa chọn phương án đúng trong 4 đáp án cho sẵn. Được đánh giá là một trong những dạng bài tập khá khó bởi có quá nhiều thông tin được đưa ra trong bài đọc làm nhiều bạn hoang mang nên bạn hãy luyện đề IELTS thật nhiều.
Ví dụ về dạng câu hỏi Multiple Choice:
Dạng bài “Multiple Choice” dùng để đánh giá thí sinh về khả năng lĩnh hội các đại ý của cả bài đọc hoặc một số đoạn văn nhất định và tìm kiếm thông tin cụ thể theo từng yêu cầu câu hỏi. Việc phân tích câu hỏi và nắm được yêu cầu của từng câu hỏi là một trong những kỹ năng quan trọng quyết định đến việc chinh phục được dạng bài tập này. Do đó, bạn cần phải nắm vững kiến thức, cách làm và cần luyện tập làm nhiều dạng bài tập này để biết được lỗi sai và cách khắc phục.
Đối với dạng bài “Multiple choice”, không nhất thiết bạn phải nắm rõ toàn bộ phần nội dung của văn bản mà chỉ tập chung chính vào câu hỏi muốn đề cập đến. Vì vậy “skimming” và “scanning” là 2 kỹ năng cần thiết để làm các bài tập trong dạng bài này (Nếu bạn chưa biết về 2 kỹ năng này, hãy ghé qua website của Jaxtina để tìm hiểu kỹ hơn nhé). Một điểm cần lưu ý đó là vì các câu hỏi xuất hiện theo thứ tự nên một cách dễ hiểu là phần trả lời câu 2 sẽ nằm sau phần trả lời câu 1 trong bài đọc đó.
II. Cách chinh phục dạng bài “Multiple choice”
1. Các sai lầm khi làm dạng “Multiple choice”
Một trong những sai lầm mà nhiều bạn hay gặp là “mất thời gian đọc hiểu nội dung toàn bộ bài đọc đó”. Vì thời gian làm bài rất ít nên nếu bạn dành thời gian cho phần đọc thì rất lãng phí mà lại không hiệu quả.
Sai lầm thứ hai là bạn thường “đọc câu hỏi sau đoạn văn”, đây cũng là một trong những lý do làm bạn mất quá nhiều thời gian khi làm.
Và một sai lầm nữa đó là “không đọc hết toàn bộ câu”. Có rất nhiều bạn vội vàng chọn đáp án khi tìm thấy “keywords” (từ khóa) ở đoạn văn trùng với câu hỏi. Tuy nhiên bạn phải thực sự cẩn thận và tỉnh táo để không rơi vào bẫy của người ra đề. Chỉ với 1 từ như “but” hoặc “however” cũng làm thay đổi ý nghĩa của toàn bộ câu đó.
>>>> Tìm Hiểu Thêm: Giới thiệu bài thi IELTS Reading và các dạng bài phổ biến
2. Cách giúp bạn chinh phục bài đọc dạng “Multiple choice”
Khi làm dạng bài “Multiple choice”, bạn có thể áp dụng theo các bước dưới đây nhé:
Bước 1: Đọc kỹ phần hướng dẫn để hiểu được yêu cầu của bài là chúng ta cần phải lựa chọn 1 hay nhiều đáp án cho câu hỏi. Sau đó, bạn đọc câu hỏi đầu tiên để hiểu chủ đề.
Bước 2: Đọc kỹ câu hỏi và gạch chân các “keywords” (từ khóa) của mỗi câu hỏi để từ đó xác định đúng đoạn văn cần đọc trong bài. Chú ý các từ ngữ được sử dụng trong câu hỏi, việc này có thể giúp bạn loại thông tin cần tìm kiếm trả lời.
Ví dụ các từ thường gặp như: usually…/ most of…/ cause…/ result…/ leads to…/ The writer suggests…/ The write refers to…/The main purpose of…is to…/ What is the best title for passage…
Bước 3: Các câu hỏi sẽ theo thứ tự trên đoạn văn nên bạn bắt đầu đọc lướt đoạn văn để xác định đoạn chứa thông tin đúng. Hãy đọc kỹ các thông tin được xuất hiện xung quanh “keywords” để hiểu rõ ý nghĩa của câu. Ngoài ra, bạn cần đánh dấu vị trí trong bài để biết được thứ tự cho câu hỏi tiếp theo.
Bước 4: Đọc câu hỏi và đáp án để chọn câu trả lời đúng. Để ý đến những từ làm nên sự khác biệt giữa các đáp án và chọn đáp án có “keywords” tương tự (paraphrase) hay đồng nghĩa (synonyms) với các “keywords” của câu chứa thông tin trong bài đọc.
Ví dụ: Từ khóa loại 1 trong câu hỏi “American” => thông tin bài đọc cũng là “American”. Từ khóa loại 2 trong câu hỏi “develop”, trong bài đọc có thể là “grow up”.
Bước 5: Kiểm tra lại đáp án để đảm bảo lựa chọn của mình là chính xác. Có thể dùng phương pháp loại trừ nếu bạn chưa chắc chắn.
– Nếu đáp án có ít nhất 1 “keyword” không tìm thấy trong bài hoặc xuất hiện với thông tin sai thì đó là đáp án SAI.
– Nếu đáp án có tất cả các “keywords” như trong bài đọc nhưng lại có 1 “keyword” có nghĩa ngược lại thì đáp án đó SAI.
– Nếu đáp án có tất cả các “keywords” tương ứng và giống như trong bài đọc thì đó là đáp án ĐÚNG.
Bước 6: Kiểm tra xem đã tích đáp án ở mục trả lời câu hỏi trong bài chưa bởi cũng có khá nhiều bạn quên điền. Khi bạn không đủ thời gian để tìm câu trả lời trong bài đọc thì hãy chọn theo cảm tính vì bạn vẫn còn 25% cơ hội đúng mà.
Để vận dụng các bước mà Jaxtina đã chia sẻ bên trên, các bạn làm bài tập nhỏ dưới đây nhé!
Read the passage and choose the correct answers. (Đọc đoạn văn và chọn đáp án đúng.)
Today’s grandparents are joining their grandchildren on social media, but the different generations’ online habitat couldn’t be more different.
Sheila, aged 59, says, “I join to see what my grandchildren are doing, as my daughter posts videos and photos of them. It’s a much better way to see what they’re doing than waiting for letters and photos in the post.”
Ironically, Sheila’s grandchildren are less likely to use Facebook themselves. Children under 17 in the U.K are leaving it – only 2.2 million users are under 17 – but they’re not going far from their smartphones. Chloe, aged 15, even sleeps with her phone. “It’s my alarm clock so I have to,” she says, “I look at it before I go to sleep and as soon as I wake up.”
Unlike her grandmother’s generation, Chloe’s age group is spending so much time on their phones at home that they are missing out on spending time with their friends in real life. Sheila, on other hand, has made contact with old friends from school she hasn’t heard from in forty years. “We use Facebook to arrange to meet all over the country,” she said. “It’s changed my social life completely.”
Peter, 38 and father of two teenagers, reports that he used to be on his phone or laptop constantly. “I was always connected and I felt like I was always working,” he says. “How could I tell my kids to get off their phones if I was always in front of a screen myself?” So, in the evenings and at weekends, he takes his SIM card out of his smartphone and puts it into an old-style mobile phone that can only make calls and send text messages. “I’m not completely cut off from the world in case of emergencies, but the important thing is I’m setting a good example to my kids and spending more quality time with them.”
1. What is the best title of the passage?
- Digital habits across generations
- Digital devices in teenagers’ study
- Digital devices in education
- Digital habits of parents
2. Which of the following is NOT mentioned as a way Ms. Sheila uses social media?
- Making contact with her old friends
- Using Facebook to arrange meetings
- Sending letters and photos to her friends
- Seeing her grandchildren’s videos and photos
Xem đáp án
|
Trên đây là một số cách mà Jaxtina chia sẻ giúp bạn tham khảo và có thể chinh phục dạng bài “Multiple choice” trong phần đọc Reading. Hãy luyện tập thật chăm chỉ để đạt được kết quả tốt nhất nhé!
Ngoài ra, nếu bạn mong muốn học tiếng Anh một cách chuyên sâu hơn và có dự định tham gia các kì thì như IELTS, TOEIC thì hiện nay Jaxtina đang cung cấp các khoá học ngắn hạn mà vô cùng hiệu quả, chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng. Hãy liên hệ với Jaxtina qua hotline hoặc tới cơ sở gần nhất để được tư vấn.
Chúc các bạn học tập vui vẻ!
Nguồn bài đọc tham khảo: Digital habits across generations. Learn English British Council