Menu

Câu Hỏi Đuôi Trong Tiếng Anh (Tag Questions)

Câu hỏi đuôi (Tag questions) là một trong các chủ điểm ngữ pháp khá phổ biến trong tiếng Anh, đặc biệt là trong giao tiếp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết dùng loại câu hỏi này một cách chính xác và phù hợp. Vì vậy, trong bài viết này, Jaxtina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ điểm này nhé!

>>>> Tư Vấn: Học tiếng Anh

I. Khái niệm

Câu hỏi đuôi (Tag questions) là kiểu câu hỏi bao gồm 2 phần, phân cách nhau bằng dấu phẩy “,”: Phần trước dấu phẩy sẽ là một mệnh đề chính, phần sau dấu phẩy ở dạng nghi vấn (được gọi là “đuôi”), dùng để xác nhận thông tin được đề cập ở phần trước.

II. Cấu trúc

Quy tắc khi xây dựng câu hỏi đuôi, đó là: Thể của phần đuôi luôn ngược lại với mệnh đề chính.

Cụ thể là:

Mệnh đề chính , Phần hỏi đuôi Ví dụ
khẳng định , phủ định

She is beautiful, isn’t she?

Cô ấy đẹp nhỉ?

phủ định , khẳng định

He isn’t a teacher, is he?

Anh ta không phải là giáo viên đâu nhỉ?

Lưu ý:

– Phần hỏi đuôi khi ở thể phủ định luôn để dạng viết tắt.

– Mệnh đề chính ở thì ở thì nào phần hỏi đuôi mượn trợ động từ của thì đấy.

Dưới đây là cấu trúc câu hỏi đuôi của các thì cơ bản trong tiếng Anh:

1. Các thì hiện tại (hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn)

Cấu trúc Ví dụ
Động từ ‘to be’

Dạng 1:

mệnh đề khẳng định, isn’t/ aren’t + S?

They are students, aren’t they?

Họ là sinh viên phải không?

Dạng 2:

mệnh đề phủ định, am/ is/ are + S?

This bag isn’t yours, is it?

Chiếc cặp này không phải của bạn đúng không?

Động từ thường

Dạng 1:

mệnh đề khẳng định, don’t/ doesn’t + S?

You like playing soccer, don’t you?

Cậu thích chơi bóng đá phải không?

Dạng 2:

mệnh đề phủ định, do/ does + S?

It doesn’t work, does it?

Nó không hoạt động phải không?

2. Các thì quá khứ (quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn)

Cấu trúc Ví dụ
Động từ ‘to be’

Dạng 1:

mệnh đề khẳng định, wasn’t/ weren’t + S?

He was studying at 7 p.m. yesterday, wasn’t he?

Lúc 7 giờ tối hôm qua, cậu ấy đang học bài phải không?

Dạng 2:

mệnh đề phủ định, was/ were + S?

They weren’t there, were they?

Họ đã không ở đó phải không?

Động từ thường

Dạng 1:

mệnh đề khẳng định, didn’t + S?

She passed the exam, didn’t she?

Cô ấy đã đỗ kì thi phải không?

Dạng 2:

mệnh đề phủ định, did +S?

You didn’t talk to her, did you?

Cậu không nói cho cô ấy đấy chứ?

3. Các thì hoàn thành (hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành)

Cấu trúc Ví dụ
Dạng 1 mệnh đề khẳng định, haven’t / hasn’t/ hadn’t + S?

John has lived here since 2005, hasn’t he?

John đã sống ở đây từ năm 2005 phải không?

She had lived in London before moving to New York, hadn’t she?

Cô ấy đã sống ở London trước khi chuyển đến New York phải không?

Dạng 2 mệnh đề phủ định, have/ has/ had + S?

He hasn’t visited Russia, has he?

Cậu ấy chưa đi du lịch ở Nga nhỉ?

You hadn’t finished your homework before going to school, had you?

Cậu chưa làm bài tập trước khi đi học phải không?

4. Thì tương lai (thì tương lai đơn)

Cấu trúc Ví dụ
Dạng 1 mệnh đề khẳng định, won’t +S?

We will attend the competition, won’t we?

Chúng ta sẽ tham gia cuộc thi chứ?

Dạng 2 mệnh đề phủ định, will + S?

You won’t go to see the movie, will you?

Cậu sẽ không đi xem phim à?

Ngoài ra, ta có cấu trúc câu hỏi đuôi với các động từ khuyết thiếu (modal verbs):

Động từ khiếm khuyết trong tiếng Anh bao gồm các từ: should, can, could, may, might, must, have to.

Cấu trúc Ví dụ
Dạng 1 mệnh đề khẳng định, modal verb + not + S?

He should play soccer, shouldn’t he?

Anh ấy nên chơi bóng đá chứ nhỉ?

Dạng 2 mệnh đề phủ định, modal verb + S?

She can’t swim, can she?

Cô ấy không biết bơi à?

Câu hỏi đuối trong TA

III. Cách dùng

Cách dùng Ví dụ

Hỏi để lấy thông tin

Với cách dùng này, ta sẽ coi câu hỏi đuôi như một câu nghi vấn. Khi đó, ta lên giọng ở cuối câu. 

Cách trả lời cũng tương tự như với câu nghi vấn thông thường, ta sẽ trả lời Yes/ No nhưng đi kèm thêm mệnh đề chứa thông tin.

He went to the party last night, didn’t he

= Did he go to the party last night? 

(Anh ta đã tới buổi tiệc tối qua, có đúng không?)

Yes, he went to the party last night.

(Đúng, anh ta có đi tới bữa tiệc tối qua.)

Hỏi để xác nhận thông tin

Trong trường hợp này, ta đặt câu hỏi đuôi để chờ người nghe đồng tình với ý kiến của mình, khi đó ta sẽ xuống giọng ở cuối câu. 

Câu trả lời là Yes/ No tương ứng với mệnh đề chính.

The movie is very great, isn’t it

(Bộ phim rất tuyệt nhỉ?)

Yes, it is. 

(Ừ, tuyệt thật.)

IV. Các trường hợp đặc biệt của câu hỏi đuôi

Trường hợp đặc biệt Cách dùng Ví dụ
Đối với động từ to be: “am” Ta không dùng “amn’t I” mà phải dùng “aren’t I” cho câu hỏi đuôi.

I am wrong, aren’t I

(Tôi sai à, phải không?)

Đối với động từ khuyết thiếu “must”  Khi “must” chỉ sự cần thiết ở dạng khẳng định, ta dùng “needn’t” cho phần hỏi đuôi.

They must work until 10 p.m., needn’t they

(Họ phải làm việc đến 10 giờ tối, đúng không?)

Khi “must” chỉ sự cấm đoán ở dạng phủ định “mustn’t”, ta dùng “must” cho phần hỏi đuôi.

You mustn’t come late, must you

(Cậu không được đến muộn, hiểu chứ?)

Đối với động từ khuyết thiếu “have to” Với “have/ has to” ta dùng trợ động từ “do/ does” cho phần hỏi đuôi.

We have to go to work at 6:30, don’t we? 

(Chúng ta cần phải đi làm lúc 6 giờ 30 à?)

Đối với cấu trúc “Let’s …” “Let’s” trong câu gợi ý, rủ ai làm việc gì đó cùng nhau, ta dùng “shall we?” cho phần hỏi đuôi.

Let’s go shopping, shall we?

(Chúng ta đi mua sắm chứ?)

Đối với câu có đại từ bất định chỉ người – vật Khi chủ ngữ của câu là những đại từ bất định chỉ người như: anyone, anybody, no one, nobody, everyone, everybody, someone, somebody, ta sẽ dùng đại từ “they” làm chủ ngữ trong phần hỏi đuôi.

Everyone will gather here, won’t they

(Mọi người sẽ tập trung ở đây, đúng không?)

Khi chủ ngữ của câu là đại từ bất định chỉ vật như: nothing, something, everything thì ta dùng đại từ “it” làm chủ ngữ của phần hỏi đuôi.

Everything is okay, isn’t it?

(Mọi thứ đều ổn phải không?)

Đối với câu cảm thán Khi mệnh đề chính là một câu cảm thán, ta lấy danh từ trong câu đổi thành đại từ chủ ngữ, đồng thời dùng trợ động từ phía trước là is/ are/ am trong phần hỏi đuôi.

What a beautiful day, isn’t it?

(Quả là một ngày đẹp trời, đúng không?)

Đối với cấu trúc: S + think/ feel/ suppose … + mệnh đề phụ Khi chủ ngữ là “I” thì phần hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề phụ trong câu. Khi đó, ta áp dụng chia câu hỏi đuôi như bình thường.

I think he will come here, won’t he

(Tôi nghĩ anh ấy sẽ đến đây, đúng không?)

Nếu chủ ngữ là danh từ/ đại từ khác “I” thì phần hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề có chứa các động từ trên và áp dụng quy tắc chia phần hỏi đuôi như bình thường.

She expects he will come, doesn’t she?

(Cô ấy hi vọng anh ta sẽ đến, phải không?)

Đối với chủ ngữ this/ that this/ that được thay bằng “it” trong phần hỏi đuôi.

This is your bag, isn’t it

(Đây là túi của bạn, đúng không?)

Hãy cùng Jaxtina ôn lại kiến thức đã học qua bài tập dưới đây nhé!

Complete the sentences using tag questions. (Sử dụng câu hỏi đuôi để hoàn thành các câu sau.)

  1. They live in London, ___________?
  2. It was cold yesterday, ___________?
  3. Let’s go for a walk, _____________?
  4. I suppose they won’t come, ____________?
  5. Everyone is ready, ______________?
  6. John must study hard, _____________?
  7. They don’t think she can speak Chinese, ______________?
  8. Nothing happened, _____________?
  9. Such a handsome guy, ___________?
  10. This isn’t your book, ____________?

Xem đáp án

  1. They live in London, don’t they? (Họ sống ở London, phải không?)
    Giải thích:
    Trong mệnh đề chính, động từ được chia ở thì hiện tại đơn và ở thể khẳng định. Do đó ta sẽ dùng thể phủ định cho phần hỏi đuôi để có đáp án là: don’t they.
  2. It was cold yesterday, wasn’t it? (Hôm qua trời lạnh phải không?)
    Giải thích:
    Thì quá khứ đơn được dùng trong mệnh đề chính và ở thể khẳng định. Vậy phần hỏi đuôi sẽ là dạng phủ định và ta có đáp án là: wasn’t it.
  3. Let’s go for a walk, shall we? (Hãy cùng đi dạo nhé!)
    Giải thích:
    “Let’s” là cấu trúc đặc biệt, dùng để đưa ra gợi ý. Và với cấu trúc này, ta sẽ dùng “shall we” cho phần hỏi đuôi.
  4. I suppose they won’t come, will they? (Tôi cho là họ sẽ không đến, đúng không?)
    Giải thích:
    Với cấu trúc I + suppose + mệnh đề phụ, phần hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề phụ. Và ở đây mệnh đề phụ là they won’t come. Do đó phần hỏi đuôi sẽ là: will they.
  5. Everyone is ready, aren’t they? (Mọi người đều sẵn sàng rồi, phải không?)
    Giải thích:
    Chủ ngữ của mệnh đề chính là everyone, là đại từ bất định chỉ người. Do đó ta sẽ dùng đại từ “they” cho phần hỏi đuôi. Và ở mệnh đề chính được chia ở thì hiện tại đơn, thể khẳng định. Vậy phần hỏi đuôi sẽ là: aren’t they.
  6. John must study hard, needn’t he? (John cần phải học hành chăm chỉ, đúng không?)
    Giải thích:
    Với động từ khiếm khuyết “must” ở dạng khẳng định khi dùng để chỉ sự cần thiết, ta sẽ áp dụng cấu trúc needn’t + S cho phần hỏi đuôi.
  7. They don’t think she can speak Chinese, do they? (Họ không nghĩ cô ấy có thể nói tiếng Trung, phải không?
    Giải thích:
    Với cấu trúc S + think/ feel/ suppose + mệnh đề phụ, khi chủ ngữ là một danh từ hoặc đại từ khác “I”, phần hỏi đuôi sẽ được chia theo mệnh đề trước mệnh đề phụ. Ở đây, ta có đại từ “they” làm chủ ngữ và động từ đi cùng được chia ở thể phủ định. Vậy phần hỏi đuôi của câu sẽ là: do they.
  8. Nothing happened, did it? (Không có chuyện gì xảy ra, phải không?)
    Giải thích
    Khi chủ ngữ của câu là “nothing”, 1 đại từ bất định chỉ vật mang ý nghĩa phủ định. Do đó phần hỏi đuôi sẽ có chủ ngữ là đại từ “it” và chia ở thể khẳng định. Vậy ta có đáp án là: did it.
  9. Such a handsome guy, isn’t he? (Đúng là một anh chàng đẹp trai, phải không?)
    Giải thích:
    Đây là cấu trúc câu hỏi đuôi cho câu cảm thán. Mệnh đề chính được chia ở thể khẳng định và có chủ ngữ là “guy”. Vậy phần hỏi đuôi sẽ dùng đại từ “he” làm chủ ngữ và chia theo thể phủ định để có đáp án là: isn’t he.
  10. This isn’t your book, is it? (Đây không phải sách của bạn, đúng không?)
    Giải thích:
    Khi chủ ngữ của mệnh đề chính là “this”, ta sẽ dùng đại từ “it” cho phần hỏi đuôi. Mệnh đề chính được chia theo thể phủ định, vậy phần hỏi đuôi sẽ chia ở thể khẳng định.

Vừa rồi chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu hỏi đuôi (Tag question) về định nghĩa, cấu trúc, cách dùng, và các trường hợp đặc biệt. Qua bài viết này, Jaxtina hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ và có thể vận dụng chúng vào giao tiếp hàng ngày để làm phong phú hơn vốn từ của mình.

Nếu bạn có dự định học tiếng Anh giao tiếp thành thạo hơn thì hiện nay Jaxtina đang cung cấp khóa học 4SKILLS – khóa học giúp học viên phát triển toàn diện 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để có thể giao tiếp thành thạo cũng như sử dụng tiếng Anh như một công cụ cho việc học tập và nghiên cứu. Nếu bạn quan tâm thì hãy xem chi tiết hơn tại website của chúng mình hoặc gọi qua hotline tại các cơ sở của Jaxtina https://jaxtina.com/lien-he/ để được tư vấn nhé.

Jaxtina chúc bạn học tốt!

Hãy đánh giá!
Để lại bình luận