Câu Điều Kiện: Công Thức, Cách Dùng & Bài Tập Ứng Dụng
Bá Đỗ Thế
Câu Điều Kiện: Công Thức, Cách Dùng & Bài Tập Ứng Dụng
23.01.2024 17 phút đọc 50 xem

Câu điều kiện trong tiếng Anh là gì? Có bao nhiêu loại câu điều kiện trong Tiếng Anh? Làm thế nào để đảo ngữ nó? Hãy cùng trung tâm học Tiếng Anh Jaxtina English Center tìm hiểu lời giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Tìm Hiểu Thêm: Ngữ pháp Tiếng Anh cơ bản

1. Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện trong Tiếng Anh là loại câu được dùng để diễn đạt một sự việc diễn ra khi có một điều kiện cụ thể nào đó xảy ra. Cấu trúc thường gồm 2 mệnh đề chính và phụ.

  • Mệnh đề chính thường mang nghĩa kết quả.
  • Mệnh đề phụ (mệnh đề điều kiện) thường sẽ bắt đầu bằng “if”, đây là phần nêu lên điều kiện để mệnh đề chính trở thành sự thật.

Thường thì hai mệnh đề sẽ được ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy, nhất là những câu bắt đầu bằng mệnh đề chứa “if”.

Ví dụ: If you go home late, you will be scolded by your mom. (Nếu bạn về nhà muộn, bạn sẽ bị mẹ mắng.)

Câu điều kiện

Câu điều kiện là gì?

2. Các loại câu điều kiện trong Tiếng Anh

2.1 Loại 0

Câu điều kiện loại 0 thường sẽ diễn đạt điều kiện xảy ra ở thời điểm hiện tại và luôn đúng (nhất là những sự thật hiển nhiên). Thêm vào đó, câu điều kiện loại 0 còn sử dụng như một lời đề nghị.

Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
  • Mệnh đề chính là: S+V (Hiện tại đơn)
  • Mệnh đề phụ là: If + S + V (Hiện tại đơn)

Ngoài ra, người sử dụng còn thể thay đổi “if” thành “when” và không đổi nghĩa của câu.

  • Diễn tả một sự thật/ chân lý hoàn toàn chính xác ở hiện tại
  • Dùng trong một số câu mệnh lệnh
  • Dùng để diễn tả các thói quen
  • If it rains heavily, the leaves - fall. (Nếu bầu trời mưa to, những lá cây sẽ rơi xuống.) => Sự thật hiển nhiên.
  • Call me if you are free. (Hãy gọi tôi khi bạn rảnh.) => (Lời đề nghị)
  • Everything - darkens when the sun goes down. (Mọi thứ dần tối lại khi mặt trời lặn)

2.2 Câu điều kiện loại 1

Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
  • Mệnh đề chính là: S + will + V (Tương lai đơn)
  • Mệnh đề phụ: If + S + V ( Hiện tại đơn)

Trong một số trường hợp, ta có thể sử dụng “should” trong mệnh đề phụ để-giảm độ chắc chắn của sự việc, diễn đạt sự tình cờ.

Diễn tả một sự việc có thể diễn ra trong hiện tại hoặc tương lai
  • If the weather is fine, I will go out with my friends. (Nếu thời tiết tốt , tôi sẽ đi ra ngoài với bạn bè.)
  • I will tell you about the match if I should see you. (Tôi sẽ kể bạn nghe về trận đấu nếu tôi gặp bạn).

2.3 Câu loại 2

Trái ngược lại với câu loại 0 thì câu điều kiện loại 2 dùng để diễn tả những sự việc không có thật ở hiện tại. Câu loại 2 có cấu trúc là:

Mệnh đề chính là: S + would/ could/ might + V

Mệnh đề phụ là: If + S + Ved (Quá khứ đơn/ Quá khứ tiếp diễn)

Ví dụ: If I were you, I would study harder. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học hành chăm chỉ hơn)

Hơn nữa, cách sử dụng của câu còn thể hiện diễn đạt mong muốn hay khuyên nhủ người khác. Do là điều kiện không có thật nên ta sẽ dùng “were” cho tất cả các ngôi.

Ví dụ:

  • If I had a billion VND, I would build a new house for my parents. (Nếu tôi có một tỷ VND, tôi sẽ mua một căn nhà mới cho bố mẹ.) => Thể hiện mong muốn
  • If I were you, I would buy flowers for her. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua hoa cho cô ấy.) => Khuyên nhủ người khác

2.4 Câu điều kiện loại 3

Cách dùng câu điều kiện loại 3 là để diễn đạt sự việc không có thật ở quá khứ.

Mệnh đề chính là: S + would/ could/ might + have V-PII

Mệnh đề phụ là: If S + had V-PII

Ví dụ: If he had known you were here, he wouldn't have come here. (Nếu anh ấy biết bạn ở đây, anh ấy đã không đến đây)

2.5 Câu điều kiện hỗn hợp

Một số trường hợp, các loại câu điều kiện sẽ kết hợp với nhau để diễn tả các điều kiện khác nhau. Tổng hợp một số câu điều kiện hỗn hợp dưới đây:

Câu điều kiện hỗn hợp 3 - 2: Được dùng để nói về giả thuyết trái ngược với sự thật trong quá khứ mang đến kết quả trái với sự thật ở hiện tại.

If + S + had V-PII, S + would/ could/ might + V

Ví dụ: If we hadn’t gone out late, we wouldn’t get lost right now. (Nếu chúng ta không ra ngoài trễ, chúng ta đã không đi lạc ngay lúc này.)

Câu điều kiện hỗn hợp 2 - 3: Dùng để diễn đạt giả thiết trái ngược với hiện tại - dẫn đến hành động không thể xảy ra trong quá khứ.

If + S + V2, S + would/could/might + have + V-PII + …

Ví dụ: If she were taller, she would have been a famous model. (Nếu cô ấy cao hơn, cô ấy đã trở thành một người mẫu nổi tiếng.)

câu điều kiện trong tiếng anh

Các loại câu điều kiện trong Tiếng Anh

3. Một số cấu trúc điều kiện khác

3.1 Cấu trúc “mong ước”: Wish/ If only

Sau "S + wish" và "If only" sẽ được chia động từ tương tự với mệnh đề của câu điều kiện mệnh đề "If". Cụ thể: S + wish S + V hiện tại đơn

  • Diễn tả ước muốn trái với hiện tại S + V Quá khứ hoàn thành
  • Diễn tả ước muốn ở tương lai hoặc hiện tại: If only S + V Quá khứ đơn
  • Diễn tả các ước muốn trái với quá khứ

3.2 Cấu trúc “phủ định”: Unless – Unless = If …. Not

Với cấu trúc phủ định thì có thể dùng If...not thay cho mệnh đề Unless ở mọi câu điều kiện 1, 2 và 3

Lưu ý: Sau Unless phải sử dụng mệnh đề khẳng định

3.3 Cấu trúc “miễn là”: As long as/ providing/ so long as/ provided

Cấu trúc: As long as/ so long as/ Providing và Provided + S1 + V1, S2 + V2

Trong đó S1 + V1 được chia ở mệnh đề điều kiện "If", còn đối với mệnh đề chính là S2 + V2

4. Đảo ngữ của câu điều kiện

Câu điều kiện Cấu trúc Cách dùng Ví dụ
Loại 1 Should + S + V Inf, S + Will +V Inf Thường được dùng để nhờ vả và yêu cầu mang sắc thái lịch sự hơn.

If you go out of the office, you will turn off the lights. (Nếu bạn ra khỏi văn phòng, bạn nên tắt những cái đèn.)

=> Should you leave the office, you will turn off the lights.

Loại 2

Were + S + to + Vinf, S + would + Vinf

Were + S + N/ Adj, S + would + Vinf

Việc đảo ngữ này giúp cho điều kiện ở câu 2 nhẹ nhàng hơn, thường được đưa ra lời khuyên một cách lịch sự.

If I were you, I would propose to her. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ cầu hôn cô ấy)

=> Were I you, I would propose to her.

Loại 3 Had + S + (not) + been +... + S + would/might/could + have + P2 Dùng để đưa ra lời khuyên lịch sự

If you had been luckier, you could have won the jackpot. (Nếu bạn gặp may mắn hơn, bạn đã chiến thắng giải độc đắc.)

=> Had you been luckier, you could have won the jackpot.

5. Lưu ý khi dùng câu điều kiện trong Tiếng Anh

Dưới đây là một số lưu ý đặc biệt khi dùng câu điều kiện Tiếng Anh:

  • Chúng ta có thể sử dụng “unless” thay cho “if not” ở các câu có nghĩa phủ định. VD: I will go with you if I don’t do my homework => I will go with you unless I do my homework. ( Tôi sẽ ra ngoài với bạn nếu tôi không làm bài tập về nhà.)
  • Ở câu loại I, chúng ta có thể sử dụng thì tương lai đơn trong mệnh đề phụ xảy ra sau khi mệnh đề diễn ra. VD: If I have a class this afternoon, I will go to school right now. (Nếu tôi có một lớp học vào buổi chiều nay, tôi sẽ đi đến trước ngay bây giờ.)
  • Sử dụng “were” thay thế “was” trong câu loại 2. Ví dụ như: If she were you, she would believe in him.
  • Câu loại 2 và loại 3 sẽ thường sử dụng trong cấu trúc wish và cấu trúc câu would rather diễn tả sự tiếc nuối, trách móc ai đó không hoặc đã làm gì đó. Ví dụ: If he had gone to garden, he would have met his friends (Nếu anh ấy đi ra ngoài vườn, anh ấy đã gặp những người bạn của anh ấy.) => He wishes he had gone to the garden./ He would rather he had gone to the garden.

6. Bài tập về câu điều kiện

Bài tập 1: Viết lại thành câu điều kiện

1. I wish I went to the party.

=> If I knew you were the party, I …………………..

2. Hurry up or you will be late for the exam.

=> If……………………………………………

3. He didn’t meet her because he would do his housework.

=> If………………………………………………………

Xem đáp án
  1. If I knew you were the party, I would go to the party.
  2. If you don't hurry up, you will be late for the exam.
  3. If he hadn’t done his housework, he would have met her.

Bài tập 2: Khoanh vào câu đúng

1. If we meet at 9:30, we…………..plenty of time.

  1. will have
  2. would have.
  3. would be have

2. If I had time, I …………….. my home.

  1. Cleaned
  2. Would cleaned
  3. would have cleaned.
  4. will clean
Xem đáp án
  1. A
  2. C

Mong qua bài viết trên của Jaxtina English Center bạn sẽ hiểu được khái niệm, cách dùng của câu điều kiện. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về loại câu này thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được trung tâm giải đáp chi tiết nhé!

Không Nên Bỏ Qua:

[custom_author][/custom_author]

Bá Đỗ Thế
Tôi là Đỗ Thế Bá, phụ trách Google Ads và Marketing Automation. Tôi đảm nhiệm việc quản lý các chiến dịch quảng cáo trên Google, tối ưu hiệu suất và đảm bảo đạt được mục tiêu kinh doanh. Đồng thời, tôi cũng triển khai các giải pháp tự động hóa marketing, giúp tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả tiếp cận khách hàng. Tôi có 7 năm kinh nghiệm làm việc tại Jaxtina, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng công ty, và có rất nhiều câu chuyện để kể.
Xem tác giả
Share This Article
Bài cùng chuyên mục
Xem thêm
26.03.2024 12 phút đọc 57 xem
Bá Đỗ Thế
26.03.2024 11 phút đọc 88 xem
Thầy Lê Trọng Nhân
26.03.2024 14 phút đọc 77 xem
Thầy Phan Đình Tương