Bạn đang tìm hiểu về cách luyện nghe Tiếng Anh cho người mất gốc? Bạn muốn cải thiện khả năng listening của bản thân nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Jaxtina. Chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những cách luyện nghe từ con số 0 cũng như nguồn học tiếng Anh đi kèm phù hợp nhất cho người mất gốc
2 cách luyện nghe tiếng anh hiệu quả nhất cho người mất gốc
Hiện nay có 2 trường phái luyện nghe tiếng anh đó là nghe chủ động và nghe thụ động. Trong trường phái nghe chủ động thì lại có 2 cách luyện nghe tiếng anh đó là “nghe rộng” (extensive listening) và “nghe sâu” (intensive listening). Theo hội đồng khảo thí Quốc tế Cambridge và các tài liệu mà Jaxtina đã nghiên cứu, cách tốt nhất để luyện nghe tiếng anh cho người mất gốc chính là kết hợp phương pháp nghe thụ động với phương pháp “nghe sâu” (intensive listening) trong nghe chủ động. Cụ thể hơn cách thức luyện tập thì Jaxtina sẽ hướng dẫn bạn ngay dưới đây.
Hướng dẫn cách luyện nghe tiếng anh thụ động chi tiết cho người mất gốc
Nghe thụ động đơn giản là bạn sẽ nghe tiếng Anh trong khi làm những việc khác như nấu ăn, dọn dẹp, tập thể dục… mà không cần tập trung quá nhiều vào việc hiểu từng từ. Bạn có thể nghe tiếng anh từ rất nhiều nguồn như podcast, đài báo, phim truyện,.. và rất nhiều nguồn nghe khác mà Jaxtina sẽ giới thiệu tới bạn ở phần sau của bài viết. Phương pháp nghe này sẽ giúp bạn tránh được cảm giác nhàm chán, căng thẳng của việc luyện tập tiếng anh.
Đối với những người ở giai đoạn mới bắt đầu, luyện nghe bị động thường xuyên là cách học tiếng Anh hiệu quả để làm quen với Tiếng Anh mà không áp lực. Việc nghe nhạc, xem phim, hoặc nghe radio tiếng Anh trong lúc làm các công việc hàng ngày giúp não bạn tiếp xúc tự nhiên với ngôn ngữ mới. Đây là cơ hội để bạn dành thời gian học Tiếng Anh mà không làm gián đoạn cuộc sống bận rộn.
Hơn nữa, luyện nghe bị động cũng giúp bạn tích lũy ngôn ngữ một cách tự nhiên. Thông qua việc nghe thụ động, não của bạn sẽ ghi nhớ âm thanh, ngữ điệu, và từ vựng một cách dễ dàng hơn. Điều này giúp xây dựng vốn từ vựng, cải thiện cách phát âm, và phản xạ ngôn ngữ của bạn. Không những thế, bạn có thể thực hiện phương pháp này mọi lúc, không giới hạn thời gian và không làm gián đoạn kế hoạch hàng ngày của bản thân.
Bỏ Túi Ngay: 1000 từ tiếng Anh thông dụng cho người mất gốc
3 phương pháp nghe chủ động tốt nhất cho người mới
Luyện nghe sâu là một kỹ thuật hiệu quả để cải thiện khả năng nghe tiếng Anh, đặc biệt là đối với người mới bắt đầu. Khác với phương pháp nghe thụ động ở trên, việc luyện “nghe sâu” đòi hỏi bạn sẽ phải tập trung cao độ và thực sự nghe từng từ thay vì chỉ nghe mà không cần tập trung. Nghe sâu là việc lựa chọn bài nghe tương đối ngắn và luyện nghe bài đó chi tiết nhất có thể. Khi nghe sâu, các bạn sẽ biết rõ lý do không nghe được, có thể là do phát âm, từ vựng, tốc độ nói, ngữ pháp, cách diễn đạt mới…
Để luyện “nghe sâu” thì lại có 3 phương pháp khác cho bạn lựa chọn đó là nghe chép chính tả (dictation), nghe chi tiết, và nghe nhắc lại (shadowing). Ba phương pháp luyện nghe sâu dưới đây có thể được sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp, tùy vào người học.
Luyện nghe chủ động là cố gắng nghe và hiểu bài thoại
Nghe chép chính tả (dictation)
Chép chính tả (dictation) là một trong những phương pháp luyện nghe sâu hiệu quả nhất, đặc biệt phù hợp cho những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hoặc muốn nâng cao kỹ năng nghe của mình.
Nguyên lý hoạt động: Bạn sẽ nghe một đoạn audio ngắn và cố gắng viết lại chính xác những gì mình nghe được. Qua đó, bạn sẽ rèn luyện khả năng tập trung vào từng âm tiết, từ vựng, ngữ pháp và phát âm.
Các bước thực hiện:
- Chọn đoạn audio: Nên bắt đầu với những đoạn audio ngắn, tốc độ nói chậm và có transcript (bản chép lời) để đối chiếu.
- Nghe và viết: Nghe từng câu một, cố gắng viết lại chính xác những gì bạn nghe được.
- So sánh và sửa lỗi: So sánh bài viết của bạn với transcript để tìm ra những lỗi sai về phát âm, từ vựng hoặc ngữ pháp.
- Nghe lại và sửa lỗi: Nghe lại đoạn audio đó một lần nữa và sửa những lỗi sai đã tìm được.
Nghe chi tiết
Nghe chi tiết là một kỹ thuật luyện nghe nâng cao, phát triển từ phương pháp chép chính tả. Thay vì viết ra từng từ, người học chỉ cần tập trung nghe và hiểu nội dung một cách sâu sắc. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian đáng kể so với chép chính tả truyền thống, đồng thời mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện khả năng nghe hiểu. Bằng cách rèn luyện thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được ngữ điệu, trọng âm và cấu trúc câu, từ đó tự tin giao tiếp tiếng Anh
Nghe nhắc lại (Shadowing)
Shadowing là một kỹ thuật luyện nghe nâng cao, giúp bạn cải thiện khả năng nghe, nói và phát âm một cách toàn diện. Bằng cách nghe và nhắc lại đồng thời những gì mình vừa nghe được, bạn sẽ nhanh chóng làm quen với ngữ điệu, trọng âm và cấu trúc câu của người bản xứ. Phương pháp này không chỉ giúp bạn tự tin giao tiếp mà còn hỗ trợ bạn đạt điểm cao trong các kỳ thi tiếng Anh quốc tế như IELTS, TOEFL
Tuy nhiên, nhiều phương pháp như vậy thì nên áp dụng phương pháp nào trước. Câu trả lời sẽ có ngay trong phần dưới đây
Lộ trình luyện nghe tiếng anh mất gốc cho người mới bắt đầu
Luyện nghe cho người mất gốc không thể đạt kết quả tốt chỉ trong một sớm một chiều mà cần một quá trình học tập khoa học. Khi bắt đầu học kỹ năng nghe, người học nên bắt đầu từ những kiến thức cơ bản để làm nền tảng vững chắc, nâng cao năng lực Tiếng Anh của bản thân. Dưới đây, Jaxtina sẽ gợi ý cho bạn lộ trình luyện nghe Tiếng Anh cho người mất gốc được áp dụng phổ biến nhất.
Giai đoạn 1: Chưa nghe được gì (Elementary)
Khi mới bắt đầu luyện nghe từ con số 0, bạn nên tập trung vào những bài nghe ngắn, khoảng 3 – 5 phút. Bạn có thể thử tải những bài nghe này về điện thoại để luyện tập mọi lúc, mọi nơi. Với phương pháp luyện nghe tiếng Anh này, bạn có thể nghe chúng khi đi xe bus, nấu ăn, thậm chí là khi đang tắm. Cách này giúp bạn kết hợp Tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày một cách linh hoạt và thuận tiện.
Không cần phải lựa chọn những bài nghe quá phức tạp, bạn chỉ cần chọn những bài đơn giản từ các cuốn sách luyện nghe dành cho người mới học hoặc từ các nguồn tài liệu uy tín. Và bạn đừng quên nghe mỗi bài ít nhất 2 – 3 lần để nhớ từ vựng, ngữ điệu và cấu trúc câu. Việc luyện nghe như vậy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và ghi nhớ nhanh chóng.
Mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh thường sẽ cảm thấy khó khăn
Giai đoạn 2: Đã nghe được cơ bản (Beginner & Pre-Intermediate)
Sau khi đi qua được giai đoạn khó khăn ban đầu, bạn hãy chủ động hơn trong quá trình học tập. Bạn nên đọc transcript của bài nghe, tìm kiếm các từ khóa chính và từ mới. Cùng với đó, bạn cần gạch chân những từ bạn chưa biết hoặc những từ mà bạn muốn làm quen từ transcript, sau đó bật file nghe. Trong giai đoạn này, bạn có thể chỉ hiểu được khoảng 30-50% nội dung, và đừng lo lắng nếu bạn không hiểu hết từ đầu.
Đối với mỗi bài nghe, bạn hãy luyện tập cho đến khi bạn có thể nhớ được toàn bộ nội dung của transcript và nghe hiểu theo nội dung của bài. Bạn nên dành ít nhất một tháng cho giai đoạn này, và khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, hãy thử nghiệm các phương pháp nghe sâu lần lượt như: phương pháp ghi chép chính tả, nghe chi tiết và nghe nhắc lại để nâng cao kỹ năng nghe Tiếng Anh của bản thân nhé!
Giai đoạn 3: Intermediate và Upper-Intermediate
Sau khi đã có nền tảng vững chắc ở giai đoạn 1 và 2, bạn đã sẵn sàng chinh phục những đỉnh cao mới trong hành trình học tiếng Anh. Giai đoạn 3 sẽ giúp bạn nâng cao cả kỹ năng nghe và nói, đưa bạn đến gần hơn với mục tiêu giao tiếp tự tin như người bản xứ.
Ở giai đoạn này, việc kết hợp giữa nghe và nói là vô cùng quan trọng. Hãy thử thực hiện bài tập ghi âm lại những gì bạn nghe được và so sánh với bản gốc. Việc này giúp bạn cải thiện phát âm và ngữ điệu một cách hiệu quả. Đồng thời, tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh hoặc các buổi hội thoại là cách tuyệt vời để bạn thực hành giao tiếp với người khác. Việc tiếp xúc với người bản ngữ hoặc những người có cùng đam mê học tiếng Anh sẽ giúp bạn tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ.
Lựa chọn nguồn nghe Tiếng Anh cho người mất gốc phù hợp
Lựa chọn nguồn nghe phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý khi bắt đầu. Bạn có thể tìm kiếm nguồn nghe ở nhiều nền tảng khác nhau như Youtube, Google, sách hay giáo trình,… Tuy nhiên, bạn không nên lựa chọn tất cả mà chỉ nên chọn những nguồn phù hợp với sở thích hay năng lực hiện tại của bản thân.
Ở giai đoạn chưa biết gì về nghe Tiếng Anh, bạn cần tìm kiếm những nguồn luyện nghe đơn giản, dễ hiểu như các bộ phim hoạt hình, video ngắn với nội dung dễ hiểu. Các kênh YouTube như “English with Lucy” hoặc “Learn English with Emma”,… cung cấp nhiều video luyện nghe phù hợp cho người mới bắt đầu. Và khi bạn đã thoải mái nghe hiểu những video ngắn, hãy mở rộng phạm vi nghe với các kênh như “TED Talks”, “BBC Learning English”,…
Tham Khảo Thêm: App học tiếng Anh cho người mất gốc
Kết luận
Với mỗi cách luyện nghe đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Hơn nữa, mỗi người cũng sẽ có cách học phù hợp riêng biệt cho chính mình. Do đó, dù là nghe chủ động, nghe bị động, luyện tập với người bản xứ,… thì bạn đều cần một quá trình dài nỗ lực để đạt được mục tiêu đó. Và nếu nghe không hiểu thì bạn đừng nên nản chí nhé! Bạn nên học và lặp lại một bài nghe nhiều lần để ghi nhớ ngữ điệu, cách nói và làm quen với ngôn ngữ. Không những thế, trong quá trình học, bạn nên tập trung vào những cụm từ quan trọng trong bài nghe, tra từ điển những từ chưa biết,… để quá trình luyện nghe đạt hiệu quả tốt nhất
Bài viết trên của Jaxtina đã tổng hợp đến bạn các cách luyện nghe Tiếng Anh cho người mất gốc tốt nhất. Bạn có thể sử dụng kết hợp cùng lúc nhiều cách khác nhau để luyện nghe. Đừng quên đón xem những bài chia sẻ tiếp theo của chúng tôi. Chúc các bạn sớm có thể chinh phục được mục tiêu khi học tiếng Anh của mình.
Các Bài Viết Liên Quan Khác:
Hiện đang giữ vị trí Giám đốc Học thuật tại Hệ thống Anh ngữ Jaxtina. Cô tốt nghiệp thạc sĩ giảng dạy ngôn ngữ Anh tại Đại học Victoria. Cô sở hữu bằng MTESOL, chứng chỉ IELTS (9.0 Listening) với hơn 15 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy tiếng Anh và quản lý giáo dục hiệu quả tại nhiều tổ chức giáo dục trong và ngoài nước. Đồng thời cô cũng được biết đến là tác giả cuốn sách song ngữ "Solar System".