Các Writing Style Guide (Quy chuẩn cho phong cách viết) là một kiến thức vô cùng quan trọng trong việc viết tiếng Anh, đặc biệt liên quan tới các bài luận, bài khoa học, bài nghiên cứu,… Tuy nhiên, kiến thức này còn mới lạ với nhiều người đang luyện thi IELTS. Vì vậy, hôm nay Jaxtina sẽ so sánh 3 Writing style guide (quy chuẩn cho phong cách viết) phổ biến nhất trên thế giới để các bạn có thể hiểu rõ hơn về các thông tin này nhé!
Dưới đây là 3 Writing Style Guide phổ biến bao gồm Chicago Style, APA style và MLA style. Mỗi phong cách viết sẽ có những đặc điểm riêng biệt, tuy nhiên dưới đây là một số điểm khác nhau nổi bật nhất, chúng mình lần lượt cùng tìm hiểu nhé!
- Chicago không yêu cầu phông chữ hoặc kích thước phông chữ cụ thể, nhưng nên sử dụng font chữ đơn giản và dễ đọc (ví dụ: 12 pt. Times New Roman).
- Sử dụng lề ít nhất 1 inch trên tất cả các mặt của trang.
- Mỗi đoạn văn mới phải bắt đầu bằng một khoảng thụt lề 0.5 inch.
- Văn bản phải được căn trái và không được "căn đều".
Nếu bạn muốn tìm hiểu về khóa học IELTS tại Jaxtina English Center thì hãy điền ngay thông tin liên hệ vào form sau để được trung tâm tư vấn nhé!
>>>> Đọc Thêm: Cách luyện Writing IELTS tại nhà cực hiệu quả trong 3 tháng
Chuẩn Chicago có 2 hệ thống:
- Notes-Bibliography (Ghi chú-Danh mục) dành cho tài liệu các ngành văn, sử, nghệ thuật.
- Author-Date (Tác giả-Năm xuất bản) dành cho tài liệu các ngành khoa học tự nhiên và xã hội.
>>>> Có Thể Bạn Quan Tâm: Những cụm từ không nên dùng trong IELTS Writing mà bạn nên biết
Tất cả các tiêu đề của một cấp phải được trình bày theo cùng một cách và các tiêu đề cấp cao hơn phải nổi bật hơn so với văn bản. Ví dụ: bạn có thể sử dụng phông chữ lớn hơn cho tiêu đề chương, in đậm cho tiêu đề phần và in nghiêng cho tiêu đề phụ.
Chicago writing style có hai loại trích dẫn chính: Notes-Bibliography (Ghi chú-Danh mục) và Author-Date (Tác giả-Năm xuất bản)
- Trong kiểu Author-Date, các trích dẫn được đặt trực tiếp trong văn bản trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ: Many research studies on TV violence have problematic assumptions (Trend, 2007, 98).
- Trong kiểu Notes - Bibliography, cuối mỗi trích dẫn sẽ có Footnote numbers (số chú thích) ở dạng chỉ số trên. Footnotes (Chú thích cuối trang) phải được phân tách khỏi văn bản bằng một dấu gạch ngắn và được trình bày ở cùng cỡ chữ với văn bản chính hoặc nhỏ hơn.
Dưới đây là một ví dụ để bạn dễ hình dung hơn nhé:
- Đối với kiểu Author- Date, cuối bài sẽ có một Reference list (Danh mục tham chiếu).
- Đối với kiểu Notes-Bibliography, cuối bài sẽ có một Bibliography (Thư mục).
- Giữa các nguồn trích dẫn có để trống một dòng.
- Dòng đầu tiên của mỗi tham chiếu được căn trái và tất cả các dòng tiếp theo được thụt vào 0.5 inch, cách định dạng như vậy gọi là Hanging indent (thụt lề treo.).
>>>> Tìm hiểu thêm về khoá học IELTS cho người mới bắt đầu
- Phông chữ là Times New Roman 12. Tất cả các lề đều cách 1 inch.
- Phần trên bên phải của mỗi trang có số + tên ngắn của tác phẩm.
- Thụt lề dòng đầu tiên của mỗi đoạn 0,5 inch.
- Các dòng có khoảng cách đôi.
APA là viết tắt của American Psychological Association (Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ), được sử dụng trong khi viết các bài báo nghiên cứu liên quan đến khoa học xã hội.
Tiêu đề APA có thể có 5 cấp độ. Tiêu đề cấp độ 1 được sử dụng cho các phần chính như “Method (Phương pháp)” hoặc “Result (Kết quả)”. Mức tiêu đề từ 2 đến 5 được sử dụng cho các tiêu đề phụ. Mỗi cấp đề mục được định dạng khác nhau.
Dưới đây là cách viết của 5 cấp độ:
Nếu trích dẫn trực tiếp, bạn phải cung cấp tên tác giả, năm xuất bản, trang. Ví dụ: Morin, 2009, p.16. Nếu dùng ý tưởng diễn giải, bạn nên cung cấp tên tác giả và năm xuất bản. Ví dụ: Morin, 2016.
- Viết “References (Tham chiếu)” ở đầu trang mới (in đậm và căn giữa). Đặt các mục tham chiếu ngay dưới References theo thứ tự bảng chữ cái theo tên họ của tác giả.
- Dòng đầu tiên của mỗi tham chiếu được căn trái và tất cả các dòng tiếp theo được thụt vào 0,5 inch, cách định dạng như vậy gọi là Hanging indent (Thụt lề treo).
- Các dòng trong văn bản có khoảng cách đôi.
- Sử dụng phông chữ Time New Roman 12 và cách 1 inch cho tất cả các lề.
- Phương pháp MLA không có ngắt dòng thừa giữa các trích dẫn.
- Số trang sẽ được đánh ở góc trên bên phải kèm tên tác giả.
MLA là viết tắt của Modern Language Association (Hiệp hội Ngôn ngữ Hiện đại), được áp dụng trong việc viết các bài báo nghiên cứu liên quan đến nhân văn và nghệ thuật.
MLA chỉ có một số yêu cầu định dạng cho các tiêu đề:
- Được viết in đậm.
- Căn trái.
- Không kết thúc bằng dấu chấm.
Nếu trích dẫn trực tiếp thì trong bài viết chỉ có tên và trang, không có dấu phẩy hay năm xuất bản. Ví dụ: Heidarin 212. Nếu trích dẫn gián tiếp thì chỉ có trang. Ví dụ: According to Heidarin (212), mind map helps…
- Phần trích dẫn của MLA sẽ có tên là Works Cited, danh sách Tác phẩm được trích dẫn bao gồm trên một trang riêng biệt ở cuối bài gồm tất cả các nguồn đã được trích dẫn theo thứ tự bảng chữ cái theo tên họ của tác giả.
- Đặt tiêu đề “Works Cited” ở giữa trên đầu trang. Sau tiêu đề, nhấn ENTER một lần và chèn các tham chiếu MLA.
- Nếu một mục tham chiếu dài hơn một dòng, mỗi dòng sau dòng đầu tiên phải được thụt vào 0.5 inch gọi là Hanging indent (thụt lề treo). Tất cả các mục nhập đều có khoảng cách đôi, giống như phần còn lại của văn bản.
Chúng ta cùng xem ví dụ dưới đây nhé:
Trên đây Jaxtina đã so sánh các writing style guide (quy chuẩn cho phong cách viết) phổ biến nhất trên thế giới. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn về tiếng Anh, các bạn có thể xem chi tiết hơn tại website của chúng mình hoặc gọi qua hotline tại các cơ sở của Jaxtina để được tư vấn ngay lập tức nhé!
Jaxtina chúc bạn học tốt!
Nguồn tham khảo:
>>>> Tìm Hiểu Thêm: