Cách làm bài matching headings trong đề thi IELTS Reading
Matching Headings (Nối tiêu đề) trong IELTS Reading là một dạng bài tập tưởng chừng như dễ nhưng thực chất lại rất khó vì nó ẩn chứa nhiều “bẫy”. Vậy các “bẫy” đó là gì và làm thế nào để phòng tránh? Hãy cùng trung tâm luyện thi IELTS cấp tốc Jaxtina tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
1. Các bẫy trong Matching Headings (Nối tiêu đề)
Trong dạng bài Nối tiêu đề của bài thi IELTS thường sẽ có một số bẫy sau đây:
- Các tiêu đề có nội dung khá giống nhau, khó phân biệt
- Nhiều thông tin gây nhiễu
- Keywords của tiêu đề có trong hầu hết các đoạn văn
Cách phòng tránh
Khi luyện đề IELTS và gặp dạng bài này, chúng ta sẽ không dựa vào keywords để chọn câu trả lời. Người ra đề sẽ sắp xếp keywords của tiêu đề trùng với từ ngữ trong đoạn văn để chúng ta bị nhầm lẫn. Vì vậy, bạn hãy xác định nội dung chính của cả đoạn văn để chọn tiêu đề phù hợp. Bạn có thể biết được ý chính của đoạn văn thông qua câu đầu hoặc câu cuối của đoạn. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý rằng không phải đoạn văn nào cũng viết theo cấu trúc như vậy.
- Khi có các tiêu đề giống nhau, bạn hãy so sánh chúng rồi chỉ ra điểm khác nhau và dựa vào đấy để chọn đáp án thích hợp.
- Khi có nhiều thông tin gây nhiễu khiến bạn phân vân thì hãy ghi lại những sự lựa chọn đó rồi tạm bỏ qua, làm câu hỏi dễ hơn trước và quay lại sau.
- Bạn nên làm dạng bài tập này sau cùng vì trong khi giải quyết các bài còn lại. Lúc này, bạn đã đọc và nắm được ý chính của văn bản rồi. Việc này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ làm bài của bạn.
Các bẫy thường gặp trong dạng bài Matching Headings và cách phòng tránh
2. Chiến thuật làm dạng bài Matching Headings Questions
Để làm tốt dạng bài nối tiêu đề, khi luyện IELTS Reading, bạn hãy áp dụng chiến lược sau đây:
2.1 Chiến thuật 1 – Đọc văn bản trước, sau đó đọc tiêu đề
Bước 1. Đọc đoạn đầu tiên để xác định ý chính. Tập trung vào một hoặc hai câu đầu tiên và câu cuối cùng vì chúng thường sẽ giới thiệu và tóm tắt ý chính này.
Bước 2. Tóm tắt trong đầu ý chính của đoạn văn bằng một vài từ hoặc một cụm từ ngắn nhất.
Bước 3. Đọc các tiêu đề và khớp phần tóm tắt của đoạn đầu tiên với một trong các tiêu đề. Đảm bảo rằng bạn đọc kỹ tất cả các tiêu đề và đừng chỉ chọn tiêu đề đầu tiên có vẻ trùng khớp, vì có thể có hai tiêu đề tưởng chừng giống nhau, nhưng vẫn có phần khác về nghĩa.
Bước 4. Lặp lại quy trình này cho tất cả các đoạn của văn bản.
2.2 Chiến thuật 2 – Đọc tiêu đề trước, sau đó đọc văn bản
Bước 1. Đọc các tiêu đề và cố gắng hiểu ý nghĩa của nó
Bước 2. Gạch chân các từ chính để khớp thông tin trong văn bản khi bạn đọc từng đoạn
Bước 3. Đọc đoạn đầu tiên để xác định ý chính
Bước 4. Quay lại phần câu hỏi và chọn tiêu đề phù hợp
Bước 5. Lặp lại quy trình này cho tất cả các đoạn
3. Bài tập vận dụng
Why being bored is stimulating – and useful, too
This most common of emotions is turning out to be more interesting than we thought
A. We all know how it feels – it’s impossible to keep your mind on anything, time stretches out, and all the things you could do seem equally unlikely to make you feel better. But defining boredom so that it can be studied in the lab has proved difficult. For a start, it can include a lot of other mental states, such as frustration, apathy, depression and indifference. There isn’t even agreement over whether boredom is always a low-energy, flat kind of emotion or whether feeling agitated and restless counts as boredom, too. In his book, Boredom: A Lively History, Peter Toohey at the University of Calgary, Canada, compares it to disgust – an emotion that motivates us to stay away from certain situations. ‘If disgust protects humans from infection, boredom may protect them from “infectious” social situations,’ he suggests.
B. By asking people about their experiences of boredom, Thomas Goetz and his team at the University of Konstanz in Germany have recently identified five distinct types: indifferent, calibrating, searching, reactant and apathetic. These can be plotted on two axes – one running left to right, which measures low to high arousal, and the other from top to bottom, which measures how positive or negative the feeling is. Intriguingly, Goetz has found that while people experience all kinds of boredom, they tend to specialise in one. Of the five types, the most damaging is ‘reactant’ boredom with its explosive combination of high arousal and negative emotion. The most useful is what Goetz calls ‘indifferent’ boredom: someone isn’t engaged in anything satisfying but still feels relaxed and calm. However, it remains to be seen whether there are any character traits that predict the kind of boredom each of us might be prone to.
C. Psychologist Sandi Mann at the University of Central Lancashire, UK, goes further. ‘All emotions are there for a reason, including boredom,’ she says. Mann has found that being bored makes us more creative. ‘We’re all afraid of being bored but in actual fact it can lead to all kinds of amazing things,’ she says. In experiments published last year, Mann found that people who had been made to feel bored by copying numbers out of the phone book for 15 minutes came up with more creative ideas about how to use a polystyrene cup than a control group. Mann concluded that a passive, boring activity is best for creativity because it allows the mind to wander. In fact, she goes so far as to suggest that we should seek out more boredom in our lives.
Questions 14-16
Choose the correct heading for each paragraph from the list of headings below.
Write the correct number, i-viii, in boxes 14-16 on your answer sheet.
List of Headings
i The productive outcomes that may result from boredom
ii What teachers can do to prevent boredom
iii A new explanation and a new cure for boredom
iv Problems with a scientific approach to boredom
v A potential danger arising from boredom
vi Creating a system of classification for feelings of boredom
vii Age groups most affected by boredom
viii Identifying those most affected by boredom
14 Paragraph A
15 Paragraph B
16 Paragraph C
Xem đáp án
|
Bài viết trên đây của Jaxtina English đã chia sẻ cho bạn các “bẫy” thường gặp trong dạng bài Matching Headings (Nối tiêu đề) và cách phòng tránh. Mong rằng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để làm bài viết này đạt điểm tối đa.
>>>> Đọc Thêm: Scanning Skimming là gì? Cách ứng dụng trong IELTS Reading